Chia sẻ với:
10 xu hướng đối với thủy sản Trung Quốc năm 2018
Dưới đây là 10 trong số những xu hướng lớn nhất ảnh hưởng đến thương mại thủy sản ở Trung Quốc vào năm 2018.
1. Thương mại
Nhà cung cấp thủy sản hàng đầu của Trung Quốc vẫn là Nga, một phần là do khoảng cách địa lý và đồng Rúp vẫn còn thấp. Tuy nhiên, từ ảnh hưởng ngoại giao và thương mại, Trung Quốc muốn mở rộng thị trường trên khắp thế giới cho các công ty đánh bắt thủy sản của nước này. Là một nước mua nguyên liệu thủy sản chính và nhà cung cấp tài chính cũng như một nhà xây dựng cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có những ảnh hưởng đáng kinh ngạc đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những nước có chính sách không rõ ràng trong việc vay vốn mà không có các điều kiện ràng buộc. Mong đợi thêm nhiều thỏa thuận không rõ ràng với các nước đang phát triển để đổi lấy việc cho phép tàu Trung Quốc tiếp cận các vùng biển được bảo vệ của các khu vực kinh tế độc quyền.
Trong khi đó, việc cho phép Na Uy thương mại lại vào thị trường thủy sản Trung Quốc vào đầu năm nay là tín hiệu cho các quốc gia khác rằng Trung Quốc chính trị hóa các ưu đãi thương mại của mình để dập tắt bất kỳ sự chỉ trích nào về thực tiễn chính trị của nước này.
2. Thắt chặt vành đai
Trong năm 2018, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng dài hạn nhằm mở rộng các thị trường XK.
Trong năm qua, Trung Quốc đã tích cực theo đuổi chính sách “Một vành đai, một con đường” mới, hay còn được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một ưu tiên chính trị quốc gia nhằm liên kết các khu vực láng giềng với Trung Quốc thông qua cơ sở hạ tầng. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á là mục tiêu chính của BRI. Trong năm 2017, Trung Quốc XK lượng hàng thủy sản kỷ lục đến Indonesia và Philippines. Các lô hàng thủy sản đến Philippines đạt 103.000 tấn trong nửa đầu năm 2017, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Khả năng giành được thị phần của Trung Quốc ở các nước đang phát triển như Philippines phụ thuộc vào quy mô và khả năng cạnh tranh của ngành chế biến và hậu cần nước này, đây là ngành mà Philippines không thể cạnh tranh. Ngành thủy sản của các nước đang phát triển như Indonesia hay Philippines cũng sẽ được đẩy mạnh nhờ thủy sản chế biến giá rẻ từ Trung Quốc.
Một mục đích chính khác của BRI là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các thị trường phương Tây. Cho đến thời điểm này, động thái này dường như đang mang lại hiệu quả, với doanh số XK vào Liên minh Châu Âu giảm 2,3% về khối lượng trong nửa đầu năm 2017, mặc dù vẫn còn đáng kể ở mức 246.000 tấn.
3. Nâng cấp giá trị
Giá thu mua cá rô phi ở Trung Quốc vẫn còn ảm đạm kể từ năm 2012. Tình hình cũng tương tự đối với cá chép. Tuy nhiên, giá cả và nhu cầu đang tăng cao đối với các loài như tôm càng và cua nước ngọt, cũng như cá pecca, cá đù vàng và cá trạng nguyên.
Điều này phản ánh sự thay đổi trong các vùng nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu của Trung Quốc hướng tới các loài có giá trị cao và xu hướng này sẽ tăng tốc vào năm 2018.
Trong những năm tới, xu hướng này sẽ gây áp lực lên giá và nguồn cung các loài định hướng XK như tôm và cá rô phi, mặc dù điều này sẽ mất một khoảng thời gia, vì phần lớn sản lượng thủy sản tập trung ở miền nam Trung Quốc gần các cảng trọng điểm.
4.Trợ cấp trong nuôi trồng thuỷ sản
Việc xây dựng thêm nhiều điểm nuôi trồng thuỷ sản được liệt kê trong 3 ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc đối với nuôi trồng thủy sản vào năm 2018, theo đó sẽ tăng tính cấp bách đối với nỗ lực của quốc gia nhằm tăng cường nghề nuôi biển của nước này.
Tuy nhiên, nỗ lực này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm của Trung Quốc. Theo báo cáo hàng năm mới nhất của Cục Quản lý Đại dương về Chất lượng Môi trường Trung Quốc, khoảng 12 – 17% bờ biển “bị ô nhiễm nghiêm trọng”.
Các công ty cá nhân và các học viện đại dương trên toàn Trung Quốc đã đưa ra nhiều chương trình thí điểm về nuôi trồng thủy sản xa bờ ở vùng nước sâu. Tuy nhiên, khoản tiền của DN lớn vẫn chưa được đầu tư vào ngành này, một phần vì các nhà đầu tư lớn và các công ty bảo hiểm vẫn do dự đối với ngành được coi là còn non trẻ. Có những dấu hiệu cho thấy Chính phủ sẽ trợ cấp các dự án nuôi trồng thuỷ sản kết hợp năng lượng tái tạo như các tấm pin mặt trời (mặc dù sự ăn mòn của nước biển vẫn là một vấn đề).
5. Các vùng biển bị ô nhiễm
Luật mới sẽ đưa ra cách thức phạt các nhà phân phối thực phẩm tuyên bố sai sự thật về sản phẩm của họ. Hầu hết các sản phẩm thủy sản trong các siêu thị của Trung Quốc đều được dán nhãn tươi, an toàn, sinh thái và thuần khiết với nhiều sản phẩm liệt kê có nguồn gốc từ “những vùng nước sâu tự nhiên”.
Trung Quốc có nhiều chương trình tiếp thị khác nhau do nhà nước tài trợ, như nhãn hiệu “Thực phẩm Xanh” của Bộ Nông nghiệp, chỉ đơn thuần là thể hiện sử dụng “ít hóa chất” trong sản xuất. Điều này ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trung thực sản xuất ra loại thủy sản thực sự có chất lượng cao.
6. Tác động lớn của du lịch
Khách du lịch Trung Quốc tiếp tục là những người tiêu thụ thủy hải sản tại các điểm đến châu Á như Bangkok và Singapore.
Theo Cục Quản lý Du lịch Trung Quốc, khoảng 710 triệu lượt du khách Trung Quốc ra nước ngoài, tăng 10% so với năm 2016, với 3 điểm đến hàng đầu là Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Theo số liệu của Cục Du lịch Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc đã chi 90 tỷ USD (75,5 tỷ EUR) trong Ngày Quốc khánh tháng 10/2017, tăng 12,2% so với năm 2016.
Các bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc chỉ ra chi tiêu đáng kể đối với thủy hải sản, với các hình ảnh và đánh giá về các nhà hàng hải sản Bangkok phục vụ cua Mỹ, sò biển của Pháp và cá mú Malaysia. Các nhà hàng ở Bangkok, Hong Kong và Singapore đã và đang thực hiện các chiến dịch tiếp thị và ngân sách quanh các lễ hội truyền thống Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ, cũng có nhiều lượt khách du lịch Trung Quốc sang Mỹ và họ đã chi 35 tỷ USD (29,4 tỷ EUR) khi du lịch Mỹ trong năm 2016.
7. Các thương nhân “Daigou” đã nhắm mục tiêu
Sự bùng nổ trong ngành du lịch Trung Quốc đã gây ra vấn đề đau đầu cho các nhà chức trách khi phải đối mặt với hàng thủy sản xách tay mang về nước.
Vào mùa thu năm 2017, các hành khách của hãng hàng không NK hải sâm và vây cá mập tại sân bay và các bưu phẩm đã được kiểm tra trước Ngày Độc thân của Trung Quốc - hiện tượng “11-11” được tạo ra bởi nhà thương mại trực tuyến hàng đầu Alibaba. Các nhà chức trách lo ngại rủi ro dịch bệnh, tuy nhiên những hành khách này cũng mất tiền thuế - hình thức này được gọi là “daigou” (có nghĩa là “mang về và bán”). Daigou đã thực hiện một ngành tiểu thủ công ngoài việc mua các sản phẩm ở nước ngoài, từ mỹ phẩm sang tôm và cá hiếm, và đưa chúng vào Trung Quốc để bán thu lợi nhuận.
8. Thị trường thực phẩm tươi sống biến động mạnh
Tin tức mới nổi gần đây cho thấy làn sóng bán lẻ và các cửa hàng tạp hóa trực tuyến bán hải sản có lợi nhuận cao ở Trung Quốc khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu loại bỏ các khu chợ bán thực phẩm tươi sống của đất nước này.
Các khu chợ bán thực phẩm tươi sống ở các thành phố trên toàn Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch “cải tạo đô thị”, khi các nhà chức trách thúc đẩy giảm số người di cư ở các thành phố lớn đồng thời cải thiện an toàn và vệ sinh.
Theo một loạt các báo cáo về ngành ở Hà Nam - khu vực đông dân nhất của Trung Quốc, chiến dịch này sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2018 và đã tạo ra sự củng cố thương mại thủy sản và tăng thị phần cho các công ty kinh doanh thủy sản lớn của nước này.
9. Loại bỏ kháng sinh
Năm 2016 đã ghi nhận sự cải thiện đáng ngạc nhiên trong việc phối hợp giữa Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (CFDA), Cục Đại dương và Thủy sản và Cục Quản lý Chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch (AQSIQ).
Các ví dụ cho thấy điều này bao gồm việc Cục Đại dương và Thủy sản công bố một danh sách đen các công ty bị dư lượng kháng sinh trong cuộc kiểm tra của AQSIQ.
Tuy đây là hình phạt nhỏ và hiếm, việc kiểm tra ít nhất cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang có thái độ mạnh mẽ hơn về kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Cuộc chiến chống lại an toàn thực phẩm của Trung Quốc thường bị ảnh hưởng do sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền khác nhau trong việc phát hiện và truy tố ô nhiễm thủy sản.
10. Bắt đầu thực hiện Thuế môi trường
Là một phần của sự cải tiến mạnh mẽ bất ngờ trong việc thực thi các luật môi trường, từ ngày 1/1/2018, Trung Quốc đã áp dụng một khoản thu thuế mới đối với ô nhiễm do chăn nuôi gây ra. Điều này theo sau việc loại bỏ các trang trại chăn nuôi lợn ở các vùng nhạy cảm về nguồn nước vào năm 2017 trong nỗ lực giảm ô nhiễm nguồn nước.
Thuế mới không đề cập cụ thể đến nuôi trồng thủy sản nhưng điều thú vị là việc xem xét luật này được sử dụng như thế nào đối với các trang trại nuôi cá và tôm ở các khu vực có nuôi trồng thuỷ sản lớn. Điều này có thể có những hàm ý chính trong dài hạn đối với việc định giá và cung cấp thủy sản.