Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
5 điểm nổi bật của sản xuất, xuất khẩu mực, bạch tuộc 2013

5 điểm nổi bật của sản xuất, xuất khẩu mực, bạch tuộc 2013

Home Tin Tức 5 điểm nổi bật của sản xuất, xuất khẩu mực, bạch tuộc 2013
5 điểm nổi bật của sản xuất, xuất khẩu mực, bạch tuộc 2013
12/01/2014
32 Lượt xem

Chia sẻ với:

5 điểm nổi bật của sản xuất, xuất khẩu mực, bạch tuộc 2013

 Tính đến hết tháng 11/2013, XK mực, bạch tuộc đạt 403,5 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong cơ cấu XK thủy sản Việt Nam năm 2013. Một năm thăng trầm của các DN XK mực, bạch tuộc đã qua, Ban biên tập Cổng thông tin điện tử VASEP xin điểm lại những sự kiện nổi bật của hoạt động sản xuất, XNK mặt hàng này trong năm 2013.

1. Thiếu nguyên liệu trong nước

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2013 có đến 14 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới với diễn biến khó lường về cường độ và đường đi, đặc biệt là 3 cơn bão 10, 11 và 13 với sức gió rất mạnh. Chi phí đầu vào như: xăng dầu, vật tư, nhiên liệu tăng cao gây khó khăn cho ngư dân trong việc khai thác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sản lượng khai thác giảm. Theo số liệu thống kê của các địa phương ven biển như: Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Thuận, sản lượng khai thác mực, bạch tuộc trong 11 tháng đầu năm nay giảm từ 30-70% so với cùng kỳ năm trước. DN XK hải sản gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu cho chế biến.

2. Giá trị NK mực, bạch tuộc tăng 49,5% so với năm trước

Khó có thể xoay sở với nguồn nguyên liệu trong nước bị lạm thác một cách cạn kiệt, chất lượng giảm và không đủ kích cỡ để XK, các DN XK mực, bạch tuộc buộc phải tìm kiếm từ các nước khác như: Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Pakistan... Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11/2013, tổng giá trị NK mực, bạch tuộc đã đạt khoảng 35 triệu USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm trước. Con số này nằm ngoài dự tính của các DN từ hồi đầu năm.

3. Bạch tuộc trải qua năm “thất bát”

Hiện nay, phần lớn các DN XK mực, bạch tuộc đã giảm bạch tuộc trong cơ cấu XK hải sản. Nguồn nguyên liệu trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của các nhà máy. Theo thống kê lượng hải sản cập cảng cá Hòn Rớ (Khánh Hòa), năm nay, bạch tuộc chỉ bằng 5-10% so với hai năm trước. Tại Hàn Quốc, thị trường “hút hàng” nhất của bạch tuộc Việt Nam giá chững. Nhiều khách hàng Hàn Quốc chuyển hướng sang thị trường mới nổi giá thấp hơn như: Mauritania, Trung Quốc. Các DN XK Việt Nam và các nước láng giềng ASEAN cũng vừa trải qua năm “thất bát” tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

4. Nhu cầu tại 3 thị trường chính: Hàn Quốc - Nhật Bản - EU giảm mạnh

Tính đến hết tháng 11/2013, XK sang Hàn Quốc giảm 9%, sang Nhật Bản giảm 17% và EU giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Tại EU, nhu cầu NK vẫn chưa phục hồi kể từ khi bắt đầu khủng hoảng kinh tế, giá NK chững. Còn tại Hàn Quốc và Nhật Bản, DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nguồn cung chất lượng ổn định và giá tốt như: Trung Quốc, Mauritania, Indonesia, Morocco, Senegal...

5. Xuất khẩu mực, bạch tuộc thế giới ảm đạm

Không chỉ riêng Việt Nam, một số nguồn cung mực, bạch tuộc lớn khác trên thế giới cùng vừa trải qua một năm XK không mấy thuận lợi và vắng khách. Nhờ giá thấp hơn hẳn so với các nước nên Trung Quốc vẫn duy trì được “phong độ” tại một số thị trường NK lớn như: EU, Hàn Quốc, Mỹ. Tuy nhiên, các nguồn cung lớn khác như: Thái Lan, XK mực, bạch tuộc giảm 17%. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong 5 năm của nước này. Ngoài ra, các thị trường lớn như: Tây Ban Nha, Ấn Độ, Indonesia, Morocco cũng rơi vào tình trạng ảm đạm không kém gì các nguồn cung lớn tại ASEAN.

Tìm kiếm