Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
6 mẹo cải thiện chất lượng đáy ao trong trang trại nuôi tôm

6 mẹo cải thiện chất lượng đáy ao trong trang trại nuôi tôm

Home Tin Tức 6 mẹo cải thiện chất lượng đáy ao trong trang trại nuôi tôm
6 mẹo cải thiện chất lượng đáy ao trong trang trại nuôi tôm
31/03/2022
40 Lượt xem

Chia sẻ với:

6 mẹo cải thiện chất lượng đáy ao trong trang trại nuôi tôm

Bùn và các chất cặn bã tích tụ ở nền đáy ao trong suốt quá trình nuôi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm ao tôm và phát sinh mầm bệnh. Quản lý tốt bùn đáy là góp phần bảo vệ sức khỏe tôm.

Các ao nuôi tôm tích tụ nhiều chất hữu cơ từ thức ăn thừa, phân, xác chết phiêu sinh vật, và phân bón. Ở các mô hình nuôi như ao đất, bún đày còn có thể phát sinh từ các yếu tố khác như bờ ao bị xói mòn do dòng chảy và mưa. Theo thời gian chúng dần lắng tụ ở nền đáy ao dưới dạng bùn. Nếu không quản lý tốt, bùn đáy có thể gây ra nhiều vấn đề, như làm tăng nồng độ amoniac, giảm oxy hòa tan (DO) và nhanh chóng làm suy giảm chất lượng nước trong ao. 

Do đó, người nuôi cần quản lý tốt đáy ao để đảm bảo các chỉ tiêu môi trường luôn ổn định và bảo vệ sức khỏe của tôm. Dưới đây là một số biện pháp để quản lý đáy ao hiệu quả:

1. Lót ao

Việc này giúp đảm bảo an toàn sinh học và giảm thiểu tác động từ nền đất của ao nuôi. Ở các ao đất, ở nền đáy ao thường xảy ra quá trình hô hấp thiếu khí của vi sinh vật. Quá trình này tạo ra các loại khí độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Sử dụng các tấm lót nhựa (HDPE) sẽ giúp việc kiểm soát các loại khí độc này được dễ dàng hơn. 

 

Mặc dù việc lót ao mang lại hiệu quả cao, nhưng với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, sử dụng các bể composite và bể nhựa được cho là giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này.

2. Thiết kế ao hợp lí

Ao nuôi thường có các hình dạng như hình tròn, vuông và chữ nhật. Hình dạng của ao có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy và sự lắng tụ ở đáy ao. Mỗi hình dạng đều có những ưu và khuyết điểm, nhưng các ao nuôi hình tròn và hình vuông cho phép nước lưu thông tốt, giúp cho việc thu gom chất thải được dễ dàng hơn. 

Xiphong được cho là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý chất thải lắng tụ trong ao nuôi. Để việc thu gom chất thải được dễ dàng, hố xiphong nên được bố trí ở vùng trung tâm của ao. Nên xiphong đáy một ngày 1 lần hoặc tối thiểu 2 lần một tuần, thực hiện vào buổi sáng trước khi cho ăn lần đầu tiên để loại bỏ thức ăn thừa, phân, xác phiêu sinh vật hoặc tôm chết có thể xuất hiện.

 

3. Bố trí quạt nước một cách hiệu quả

Có hai lưu ý chính khi sử dụng quạt nước: Số lượng máy cần dùng và cách bố trí. Kích thước của ao và mật độ thả nuôi là hai yếu tố quyết định đến số lượng máy cần dùng. Theo tác giả, đối với ao 1000 m2 có mật độ thả 100 PL/m2 thì nên lắp đặt số lượng quạt nước đạt được tổng công suất là 6HP.

 

Việc bố trí quạt nước phải đảm bảo tầm hoạt động của máy bao phủ được toàn bộ các vị trí trong ao. Có hai kiểu bố trí phổ biến là bố trí song song và bố trí theo đường chéo. Kiểu bố trí song song được cho là không hiệu quả vì không bao phủ được toàn bộ các điểm trong ao. Một nghiên cứu vào năm 2018 của giáo sư Jaqueline cho thấy, cách bố trí theo đường chéo giúp tập trung chất thải về giữ ao hiệu quả hơn và tạo ra lượng oxy hòa tan cao hơn

4. Kiểm tra đáy ao định kỳ

Trong suốt quá trình nuôi, việc đánh giá và kiểm tra bùn đáy để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của nó là rất quan trọng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu trầm tích tại chỗ và đo lượng bùn cũng như 4 chỉ tiêu sau: pH, tiềm năng oxi hóa khử (ORP), H2S, và NH4-N.

Việc lấy mẫu phải được thực hiện ít nhất hai lần một vụ, vào giữa vụ nuôi khi bùn đáy bắt đầu hình thành và khi kết thúc vụ nuôi. Khi tôm có hiện tượng chết, chất lượng nước thấp hoặc tôm tăng trưởng chậm việc lấy mẫu bùn đáy cũng nên được thực hiện để xác định chính xác nguyên nhân.

5.  Định kỳ sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học

Các sản phẩm này thúc đẩy quá trình phân hủy và tăng nồng độ oxy ở đáy ao, giúp xử lý hiệu quả chất thải hữu cơ tích tụ trên nền đáy. Chế phẩm sinh học được biết đến với rất nhiều lợi ích trong nuôi tôm. Chúng còn có thể xử lý chất cặn tích tụ ở đáy ao bằng cách thúc đẩy quá trình nitrat hóa, quá trình này chuyển đổi amoniac thành nitrit và nitrat. Giúp làm giảm đáng kể mức độ độc trong bùn.

KMnO4 cũng được xem là một lựa chọn tối ưu vì, nó cho phép chất thải phân hủy nhanh chóng. Khả năng xử lý của KMnO4 tùy thuộc vào điều kiện nước trong ao, mức độ và tải lượng của bùn lắng. Liều lượng được khuyến là 2-4 mg/L. 

Ngoài ra, người nuôi cũng có thể dùng H2O2, chúng là một chất oxi hóa mạnh cho phép  phân hủy và đồng thời giải phóng khí oxy. Theo ước tính, 1 mL H2O2 6%, sẽ cung cấp 3 mg/L khí oxy hòa tan (DO). Tuy nhiên, ngưỡng an toàn để sử dụng H2O2 bổ sung DO trong ao là không vượt quá 0,0143ml H2O2/L.

6. Lập bản đồ các vị trí hình thành bùn dáy

Thiết lập bản đồ giúp người nuôi tìm ra nguyên nhân và giải pháp cũng như chú ý quản lý các điểm mà chất thải tập trung nhiều. Bản đồ nên được thiết kiết theo một tỷ lệ nhất định và sử dụng màu sắc để phân loại độ dày, thưa của bùn đáy ở từng vị trí. 

 

Sự hình thành của bùn đáy có liên quan mật thiết đến việc quản lý chất lượng của ao nuôi. Chất lượng nước trong ao nuôi ổn định sẽ giúp hạn chế sự hình thành bùn đáy.

Nguồn: Alune. Seven tips to improve pond bottom quality in shrimp farms, The Fish Site, 05/04/2021.

Tìm kiếm