Chia sẻ với:
8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)
Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.
Sau đây, chúng ta cùng tiếp tục đi tìm hiểu 8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp (Phần cuối) và cách phòng bệnh nhé.
Bệnh đường ruột ở tôm thẻ
Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh đường ruột không chỉ xuất hiện trên tôm sú mà còn có cả trên tôm thẻ. Bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
- Lượng thức ăn không được đảm bảo về mặt chất lượng, chứa nhiều tạp chất tạo mầm móng cho bệnh phát triển,...
- Môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh.
- Tảo độc phát triển nhiều trong ao nuôi.
Biểu hiện của bệnh:
- Tôm bỏ ăn hoặc ít ăn hẳn đi, bơi lờ đờ, khiến tôm bị chậm lớn, sức khỏe yếu.
- Do đường ruột loãng, khiến con tôm không hấp thụ được thức ăn. Do đó, đường ruột bị hoại tử.
- Đường ruột của tôm bị đứt khúc thành từng đoạn hoặc không thấy được thức ăn có ở ruột tôm, đường phân bị cong, có màu sắc nhợt nhạt.
Cách phòng bệnh đường ruột: Hiện nay, chưa tìm ra được giải pháp phòng bệnh. Do đó, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp từ việc xử lý tốt môi trường nước, nâng cao chất lượng nguồn thức ăn cho tôm, xử lý tảo độc trong ao,..
Bệnh đầu vàng (YHV)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh đầu vàng do phức hợp Virus gây bệnh đầu vàng gây ra. Hai loại Virus có tên tiếng anh là Yellow Head Virus (YHV) và Virus gây ra các hội chứng liên quan (Gill - Associated Virus - GAV). Hiện nay, theo ghi nhận, YHV tồn tại 6 kiểu gen khác nhau.
Biểu hiện của bệnh: Một khi tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh, sẽ có các biểu hiện như vàng hoặc nâu ở mang. Màu vàng xuất hiện nhiều nhất ở phần đầu ngực, toàn thân sẽ có màu nhợt nhạt. Do tuyến tiêu hóa bị sưng nên phần đầu sẽ bị vàng.
Cách phòng bệnh đầu vàng: Nên chọn lọc và kiểm tra giống trước khi thả nuôi. Bên cạnh đó, bà con cần chú ý đến chất lượng nước và môi trường xung quanh.
Bệnh phân trắng ở tôm (WFD/WFS)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Trong 8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất, không thể bỏ qua bệnh phân trắng. Hiện nay, người ta chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, chúng có thể do nhóm vi khuẩn có tên là Vibrio, trùng 2 tế bào hoặc nhòm ký sinh trùng Vermiform gây ra.
Biểu hiện của bệnh: Dấu hiệu nhận biết bệnh phân trắng rất dễ, đó chính là sợi phân tôm sẽ có màu vàng nhạt. Phần gan và tụy teo lại hoặc mềm nhũn, vỏ mỏng, mềm và lỏng lẻo. Tôm ngày càng suy yếu, bơi lờ đờ và chết đi.
Cách phòng bệnh phân trắng: Bà con nên giảm mật độ nuôi tôm trong vụ nắng nóng. Nhằm mục đích giảm lượng vi sinh vật hữu cơ ở nền đáy của ao nuôi. Từ đó, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus Subtilis để hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio.
Bệnh đốm đen (NHPB)
Nguyên nhân gây bệnh: Là do vi khuẩn NHPB (Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium). Bệnh còn có tên khác là bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, vi khuẩn khác hoàn toàn với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS/AHPNS.
Biểu hiện của bệnh: Tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh sẽ rất dễ phát hiện bởi các đốm đen nhỏ hoặc mảng lớn. Có màu tối hoặc đen, đuôi bị mỏng đi. Một số tổn thương phụ có thể xuất hiện như: Mòn đuôi, cụt râu, vảy râu.
Cách phòng bệnh đốm đen: Cũng thực hiện tương tự như các biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần phải diệt khuẩn kỵ khi cải tạo ao, đánh giá mật vi khuẩn bằng biện pháp dùng đĩa thạch TCBS agar (MP – BIOTEST). Kiểm tra chất lượng giống tôm giống bằng kỹ thuật PCR.
Trên đây là 8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp đã đề cập. Trong bài viết này, chúng tôi còn hướng dẫn cách phòng bệnh cho tôm. Bà con có thể tham khảo thêm các biện pháp phòng ngừa bệnh trên tôm thẻ chân trắng tại website.