Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Home Tin Tức Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm
Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm
27/04/2023
77 Lượt xem

Chia sẻ với:

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Công văn do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến ký nêu rõ, theo báo cáo của các địa phương, năm 2022, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 23.438 ha tại 21 tỉnh, thành phố, tăng 15,5% so với năm 2021. 

Riêng từ đầu năm 2023 tới nay, cả nước có gần 4.024 ha tôm nuôi tại 7 tỉnh bị thiệt hại, trong đó khoảng 2.239 ha thiệt hại do dịch bệnh (chiếm 55,65%), còn lại 1.785 ha thiệt hại do môi trường, thời tiết và không rõ nguyên nhân. 

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, qua kiểm tra thực tế và phản ánh của người nuôi tôm, công tác phòng chống dịch và báo cáo dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều tồn tại, bất cập. Trong đó, việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh thủy sản chưa được thực hiện nghiêm túc; nhiều ổ dịch nguy hiểm trên động vật thủy sản chưa được người nuôi báo cáo cho nhân viên thú y hoặc chính quyền địa phương. 

Việc thu thập số liệu về thiệt hại, dịch bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định nguyên nhân thường không kịp thời và gặp rất nhiều khó khăn; số liệu thống kê, báo cáo về thiệt hại, dịch bệnh trên tôm chưa sát với thực tế, không dựa trên kết quả xét nghiệm và kiểm tra hiện trường; nguyên nhân là do lực lượng thú y tuyến xã quá mỏng.

Công tác thú y thủy sản tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa bố trí đủ nhân lực thú y thủy sản cho cơ quan thú y tuyến huyện và tỉnh; việc bố trí kinh phí cho công tác thú y thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu; do vậy hiện tượng người nuôi tôm không khai báo dịch và tự xử lý dịch bệnh (theo kinh nghiệm bản thân hoặc theo tư vấn của các công ty/ đại lý) là khá phổ biến.

Để khắc phục tồn tại, góp phần làm rõ thêm về thực trạng sản xuất và diễn biến dịch bệnh trên tôm, bảo đảm có đầy đủ dữ liệu, số liệu về thiệt hại, dịch bệnh phục vụ công tác phân tích dịch tễ, nhận định tình hình và đưa ra dự báo, cảnh báo, giải pháp xử lý kịp thời, nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi và tạo điều kiện cho ngành nuôi tôm phát triển bền vững, Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương theo chỉ đạo của Trung ương; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nhân viên thú y cấp xã theo quy định của pháp luật; đồng thời xem xét cân đối và bố trí đủ kinh phí, nguồn lực, nhân lực có chuyên môn phù hợp để phục vụ công tác thú y thủy sản của địa phương.

Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người nuôi và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thú y trong việc báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh động vật với nhân viên thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ vùng nuôi.

Chỉ đạo chấn chỉnh công tác phòng chống dịch động vật thủy sản, thống kê, báo cáo dịch bệnh thủy sản; giao cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên ngành thủy sản và khuyến nông chủ động nắm bắt tình hình thiệt hại, dịch bệnh trên tôm nuôi; tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm đối với các trường hợp tôm nuôi bị chết nhiều, chết bất thường nghi do dịch bệnh để xác định rõ nguyên nhân làm căn cứ đề xuất, hướng dẫn giải pháp xử lý phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, hạn chế nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh (nếu có) ra vùng nuôi. 

Giao Sở NNPTNT chỉ đạo cơ quan chuyên ngành thú y, thủy sản và các địa phương xem xét, rà soát số liệu thực tế về thiệt hại, dịch bệnh trên tôm nuôi (về diện tích, mức độ thiệt hại, dịch bệnh, phân loại theo đối tượng nuôi, hình thức nuôi, lứa tuổi, thời gian mắc bệnh,...), bảo đảm số liệu chính xác, đầy đủ. 

Tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động quan trắc môi trường, giám sát chủ động dịch bệnh để đưa ra dự báo, cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn cụ thể cho người nuôi về mùa vụ thả nuôi, quy trình nuôi, hình thức nuôi phù hợp, sử dụng con giống thủy sản, vật tư đầu vào bảo đảm chất lượng và chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố, phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. 

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật trong công tác phòng chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh, kiểm dịch giống thủy sản, buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trên địa bàn; xử lý nghiêm mọi tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. 

Tìm kiếm