Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Bào tử EHP trên tôm được kiểm soát bằng calcium hypochlorite

Bào tử EHP trên tôm được kiểm soát bằng calcium hypochlorite

Home Tin Tức Bào tử EHP trên tôm được kiểm soát bằng calcium hypochlorite
Bào tử EHP trên tôm được kiểm soát bằng calcium hypochlorite
01/12/2021
41 Lượt xem

Chia sẻ với:

Bào tử EHP trên tôm được kiểm soát bằng calcium hypochlorite

Bệnh do vi bào tử trùng gây nên, hiện tại đã và đang xuất hiện tại nhiều vùng nuôi tôm tại Việt Nam. Nổi trội nhất là các vùng nuôi tôm ở các tỉnh như: Sóc trăng, Cà Mau, Bến Tre, Long An, Quảng Ninh, Phú Yên…

Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei gây ra (EHP). Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm nhưng lại khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Cách xử lý tốt nhất là hạn chế sự xâm nhập EHP vào ao nuôi và kiểm soát mức độ lây nhiễm của nó ở mức thấp nhất có thể.

Nghiên cứu sự lây lan của EHP đã cho thấy sự lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử được thả từ tôm nhiễm bệnh vào nước nuôi. Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm cho các bào tử được giải phóng vẫn chưa được biết. 

Vì vậy, Nghiên cứu của nhà khoa học Thái Lan Pattaya Yongsakul tiến hành nghiên cứu sử dụng nước chứa tôm bị nhiễm EHP nặng trong vòng 4 tuần và xác định sự hiện diện của bào tử trong nước và hoạt động của bào tử. 

 

Tôm bị nhiễm EHP được nuôi trong vòng 4 tuần thì loại bỏ tôm, EHP-nước được sử dụng trực tiếp (100%), pha loãng 50% hoặc pha loãng 75% để nuôi tôm PL-12 trong vòng 16 ngày, sau đó xác định số lượng tôm bị nhiễm.

Kết quả cho thấy nhiễm trùng phát triển ở tất cả các độ pha loãng vào ngày thứ 12 ở nồng độ (100%), 50% hoặc 75% tương ứng 100%, 66%  và 33% mẫu dương tính. 

Thử nghiệm sinh học thứ hai được thiết kế để kiểm tra ảnh hưởng của quá trình khử trùng bằng clo và thời gian sục khí để loại bỏ khả năng lây nhiễm của nước bị nhiễm EHP. Đối với thử nghiệm này, EHP-nước được khử bằng clorine 20 ppm và sục khí trong 5 ngày và 10 ngày trước khi bổ sung PL-12 để xác định khả năng lây nhiễm.

 

Trong vòng 12 ngày, nước nhiễm EHP không qua xử lý có 30% tôm bị nhiễm EHP, ở các nghiệm thức đã xử lý bằng chlorine không thấy sự phát triển của bào tử EHP. Tuy nhiên đến ngày thứ 16, ở nghiệm thức xử lí bằng chlorine và sục khí trong vòng 5 ngày cho thấy tôm bị nhiễm 10%. Trong khi nghiệm thức sục khí 10 ngày và nước ở trạng thái nghỉ thì không thấy tôm nhiễm.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tôm bị nhiễm nặng EHP tạo ra nhiều bào tử có thể tích lũy đến hàng triệu bào tử mỗi lít trong nước ao trong thời gian 4 tuần. Các bào tử vẫn lây nhiễm trong nước không được xử lý (EHP-nước) trong ít nhất 5 ngày. Để giảm thiểu chi phí trong quá trình nuôi bà con nên thực hiện thay nước thường xuyên để giảm thiểu bào tử lây nhiễm. 

Nước chứa bào tử EHP nếu không qua xử lý sau 12-16 ngày sẽ phát hiện tôm bị nhiễm EHP. Do đó, xử lý chlorine 20 ppm trong vòng 24 giờ có hiệu quả trong việc loại bỏ sự lây nhiễm EHP trong nước để hạn chế sự lây lan của EHP qua xả nước từ các ao bị nhiễm bệnh. 

Hiện nay có một số phương pháp để kiểm soát bào tử EHP trong quá trình nuôi tôm như: xử lý đáy ao bằng vôi sống CaO để đạt pH> 9 để hạn chế sự xâm nhiễm vào tử EHP vào tế bào gan và khử trùng nước bằng thuốc tím > 15 ppm. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài thuốc tím đã được báo cáo là có thể có những tác động xấu đến môi trường. Do đó, Chlorine là phương pháp hữu hiệu mang giảm thiểu chi phí, tiện lợi và ít gây hại môi trường.

Nguồn: WerawichPattarayingsakul et al (2021). Shrimp microsporidian EHP spores in culture water lose activity in 10 days or can be inactivated quickly with chlorine, ScienceDirect, Aquaculture, 15/02/2021.

Tìm kiếm