Cá trắm cỏ có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, xuất huyết ở vây, mắt lồi,… là những dấu hiệu cho thấy cá bị bệnh đốm đỏ. Do đó bà con nên nắm chắc về bệnh để có biện pháp phòng trị sớm nhất.
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là một loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), loài duy nhất của chi Ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm.
Đặc điểm cá trắm cỏ
Cá có thân dài, hơi dẹp bên, nhất là ở cuống đuôi, bụng tròn, không có sống bụng. Đầu cá tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng hình vòng cung, không có râu. Hàm trên dài hơn hàm dưới, mắt bé ở hai bên đầu.
Cá trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, chúng sống được trong môi trường lưỡng tính. Thích ứng với nhiệt độ từ 13 – 32 °C, nhiệt độ phù hợp là 22 – 28 °C, khoảng pH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng oxy từ 3mg/l trở lên.
Cá trắm cỏ thích sống chủ yếu ở tần nước giữa và tầng nước dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, thức ăn chính của cá là các loài thực vật như cỏ nước, cỏ thân mềm, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu. Ngoài ra, cá trắm cỏ còn ăn các loại thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn….
Cá trắm cỏ được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương do chúng không kén ăn, đề kháng tốt và cho năng suất cao, tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Nuôi trong lồng khoảng 1 năm cá có thể đạt trọng lượng trung bình từ 0,8 – 1kg/con, sau 2 năm đạt trọng lượng khoảng 3 – 4kg/năm.
Dấu hiệu cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ
- Khi mới nhiễm, cá có dấu hiệu giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước quanh ao vào buổi sáng.
- Trên thân cá xuất hiện những vết loét đỏ, vẩy rụng.
- Cá bệnh nặng có các gốc vây xuất huyết, tia vây rách, vẩy rụng, mắt lồi đục, xung quanh vết loét có nấm, ký sinh trùng.
- Cá bị bệnh từ 1-2 tuần có tỷ lệ chết từ 30 – 40%.
- Phòng bệnh đốm đỏ cho cá trắm cỏ trong quá trình nuôi
- Bệnh đốm đỏ thường xuất hiện ở những ao nuôi có chất lượng môi trường kém. Thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi, có thể xuất hiện quan năm nhưng thường gặp vào 2 mùa chính là tháng 3 – 4 và tháng 7 – 8. Bệnh có lan truyền theo chiều ngang, lây nhiễm giữa cá bệnh và cá khỏe thông qua tiếp xúc hoặc nguồn nước.
Phòng bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ
Do việc chữa trị cho cá khiến bà con gặp nhiều khó khăn do đó cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá.
- Ao nuôi cần trang bị hệ thống cấp nước, quạt nước, sục khí để cung cấp ôxy và nước sạch kịp thời ứng phó với các biểu hiện như cá nổi đầu.
- Thường xuyên theo dõi chất lượng nước ao qua các thông số môi trường (độ trong, ôxy hòa tan, pH, màu nước...).
- Mỗi vụ nuôi cần có thời gian tẩy trùng ao, lồng nuôi định kỳ 2 tuần/lần thay nước, đảm bảo mực nước ổn định từ 1,5 - 2m.
- Thường xuyên khử trùng môi trường nước bằng vôi (liều lượng 2 kg/100m3), hòa loãng với nước tạt đều khắp ao từ 1-2 lần/tháng.
- Đối với lồng nuôi thường xuyên treo túi vôi đầu nguồn nước (2-4 kg/100m3 nước lồng).
- Cần giảm lượng thức ăn xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày, bổ sung các loại vitamin C, B.Complex, đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng trước thười gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh.
- Trước mùa dịch bệnh nên bổ sung thêm thuốc phòng bệnh.
- Định kỳ 7 – 15 ngày/lần sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi, nhằm phân giải mùn đáy ao hạn chế sự tích tụ và phát triển các sinh vật gây bệnh, giữ môi trường nuôi ổn định.
Trị bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ
Đối với cá giống: Tắm cho cá bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20 - 50 g/m3 nước trong 1 giờ. Tùy vào phản ứng của cá có thể giảm thời gian tắm.
Đối với cá thịt: Dùng kháng sinh (KN-04-12) trộn vào thức ăn với liều lượng 4g/kg cá trong 1 ngày (giảm ½ qua ngày thứ 2) và cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
Sau khi dùng kháng sinh cần sử dụng sản phẩm giải độc gan và men tiêu hóa trong 7 – 10 ngày để tăng cường hệ tiêu hóa cho cá.