Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Bệnh "ice-ice" trên rong biển

Bệnh "ice-ice" trên rong biển

Home Tin Tức Bệnh "ice-ice" trên rong biển
Bệnh "ice-ice" trên rong biển
19/05/2022
45 Lượt xem

Chia sẻ với:

Bệnh "ice-ice" trên rong biển

“Ice-ice” được biết đến bằng sự phân hủy mô dần dần và mất sinh khối rong biển. Sự mất sinh khối này làm giảm năng suất, giảm chất lượng lẫn số lượng carrageenan.

Rong biển chiếm gần 30% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu, điều này mang lại cơ hội quan trọng, tạo ra việc làm và của cải cho người dân nông thôn ven biển. Eucheumatoids (Kappaphycus alvarezii, K. striatus, K. malesianus và Eucheuma denticulatum) là loài rong biển nhiệt đới được trồng thương mại làm nguyên liệu sản xuất carrageenans, polysaccharide, chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. Phần lớn việc canh tác này diễn ra ở Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Malaysia; quy mô sản xuất nhỏ hơn ở khu vực Tây Ấn Độ Dương bao gồm Kenya, Madagascar, Mozambique và Tanzania. 

Tuy nhiên việc canh tác này bị suy giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể là tình trạng “ice-ice” gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình canh tác. Tình trạng này lần đầu tiên được quan sát thấy ở Philippines vào những năm 1970 và thường gặp ở các trang trại trên tất cả các vùng sản xuất.

Bệnh được đánh dấu bằng sự phân hủy các cấu trúc mô một cách từ từ cho đến mất sinh khối, đặc biệt nếu bệnh xảy ra trên các cành sơ cấp gắn các cá thể vào dây hoặc dây canh tác, làm cho cây tách ra. Sự mất sinh khối này làm giảm năng suất trang trại (trong một số trường hợp lên đến 70%), làm giảm chất lượng và số lượng carrageenan (25% –40% rong biển bị ảnh hưởng), làm rong thương phẩm giảm giá trị trên thị trường. 

 

Tình trạng này thường có các dấu hiệu điển hình là trắng thân, giảm sắc tố hoặc "tẩy trắng". Tẩy trắng thường có thể được phân biệt với hiện tượng do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím hoặc hút ẩm, chỉ xảy ra ở phần ngọn của cây đang phát triển và ở những bộ phận nằm trên mặt nước trong thời gian dài. Ngược lại, sự giảm sắc tố thường được quan sát thấy nhiều nhất ở phần gốc thành các đốm trắng nhưng hiện tượng này cũng có thể lan rộng đến các vùng đỉnh. Sự giảm sắc tố này thường được theo sau bởi sự mềm đi của mô, càng nghiêm trọng là sự tan rã của mô bệnh.

Tuy nhiên, do không có tác nhân, nguyên nhân đơn lẻ hoặc kết hợp nào được xác định, “ice-ice” có thể được coi là một hội chứng bệnh phức tạp, trong đó nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của các dấu hiệu bệnh. Tóm lại có thể các yếu tố phi sinh học và sinh học liên quan đến sự phát triển của “ice-ice” cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có các chiến lược cụ thể để giảm thiểu thiệt hại kinh tế nếu dịch bệnh bùng phát. 

Việc xác định các yếu tố gây bệnh “ice-ice” và tương tác của chúng với các yếu tố gây do môi trường sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe rong biển như nhân giống cây con, quản lý trang trại và giám sát rủi ro dịch bệnh, nhằm giữ lại sự đa dạng về chức năng và di truyền, đồng thời tối ưu hóa các kỹ thuật canh tác để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây stress.

Nguồn: Ward G.M., Kambey C.S.B., Faisan J.P. Jr., et al. Ice-Ice disease: An environmentally and microbiologically driven syndrome in tropical seaweed aquaculture. Rev Aquac. 2021;00:1–26.

Tìm kiếm