Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Cà Mau: Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả

Cà Mau: Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả

Home Tin Tức Cà Mau: Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả
Cà Mau: Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả
22/06/2017
32 Lượt xem

Chia sẻ với:

Cà Mau: Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả

Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, trong đó, thủy sản là thế mạnh; nhiều năm nay, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình khuyến ngư rất hiệu quả, trong đó phải kể đến mũi nhọn con tôm.

Nhân rộng các mô hình nuôi tôm tại Cà Mau  Ảnh: Thiên Trường

Nhân rộng các mô hình nuôi tôm tại Cà Mau Ảnh: Thiên Trường 

Trong công tác khuyến ngư, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông Cà Mau đã xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi tôm mang lại giá trị kinh tế cao. Với tôm thẻ chân trắng, điển hình là mô hình nuôi thâm canh cải tiến năng suất cao; nuôi tôm thâm canh áp dụng công nghệ biofloc; nuôi thâm canh cải tiến kết hợp công nghệ biofloc; mô hình nuôi an toàn trong vùng dịch bệnh; nuôi kết hợp cá rô phi để cải thiện môi trường và hạn chế dịch bệnh. Với tôm sú, là mô hình quảng canh cải tiến ít thay nước; quảng canh cải tiến hay quảng canh kết hợp với các đối tượng như cua, sò huyết.

Khắc phục khó khăn

Mặc dù được đánh giá có nhiều lợi thế phát triển, thế nhưng, khi xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau cũng đã gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như vấn đề lựa chọn nông dân thực hiện mô hình trình diễn. Cùng đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, mưa cục bộ đã tác động xấu đến hiệu quả sản xuất. Với con tôm, dịch bệnh liên tục xảy ra và diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ; môi trường đất, nước, không khí ngày càng ô nhiễm đã tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất đối tượng nuôi này. Thêm vào đó, người nông dân còn lúng túng trong việc áp dụng các quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật mới, mặc dù đã qua các lớp tập huấn. Vấn đề nhân rộng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới còn gặp nhiều khó khăn do chi phí cao, việc tiếp nhận chuyển giao, chăm sóc, quản lý của người dân còn hạn chế vì người dân đã quen với phương pháp canh tác truyền thống.

Ngoài ra, công tác tổ chức lại sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, trang trại còn hạn chế. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương; trình độ quản lý, kinh phí hoạt động, vốn đầu tư cho sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác chưa đáp ứng được yêu cầu; Chưa hình thành được các tổ chức kinh tế tập thể làm ăn hiệu quả điển hình trên các lĩnh vực sản xuất; sự hỗ trợ và liên kết “4 nhà” trong sản xuất còn hạn chế khiến việc tiếp nhận, chuyển giao và nhân rộng còn gặp không ít khó khăn.

Mặt khác hiện nay, đa số các hộ sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết nông hộ nên chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm làm ra chưa đảm bảo về lượng và chất nên dễ bị ép giá. Một số mô hình đạt hiệu quả cao sau khi kết thúc thí điểm nhưng chưa thực sự được quan tâm đã gây khó khăn cho việc tuyên truyền, nhân rộng… Những vấn đề này rất cần được khắc phục sớm để việc triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến ngư thời gian tới hiệu quả cao hơn.

Nuôi tôm sú theo GAP

Hiện nay tại Cà Mau, trong các mô hình nuôi tôm thì mô hình nuôi quảng canh cải tiến và quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP ngày càng phát triển, đạt 78.283 ha. Mô hình cho hiệu quả rất ổn định, năng suất bình quân đạt 500 - 800 kg/ha/vụ (trong khi nuôi quảng canh cải tiến truyền thống chỉ 300 - 350 kg/ha/vụ); lợi nhuận bình quân 30 - 40 triệu đồng/ha/vụ (nuôi truyền thống 20 - 25 triệu đồng/ha/năm).

Hiện nay, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, tại một số nơi mô hình này ngày càng hoàn thiện quy trình và cho hiệu quả cao hơn rõ rệt, có hộ đạt năng suất 1 tấn/ha/vụ. Đây được coi là mô hình chiến lược, bền vững, ổn định lâu dài và đang tiếp tục khai thác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình nhằm tăng năng suất, hiệu quả và ổn định môi trường. Mặt khác, mô hình nuôi quảng canh cải tiến ít thay nước được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cà Mau, nhất là với các hộ ít đất. Ngoài ra, lợi thế của mô hình còn là vấn đề chi phí đầu tư thấp và dễ áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Khảo sát thực tế cho thấy, điểm nổi bật của mô hình là việc tổ chức sản xuất và ý thức cộng đồng cao; có tác dụng tích cực trong cải thiện điều kiện môi trường nước vuông nuôi tôm, mật độ nuôi, quản lý được chất lượng nước, thức ăn tự nhiên, từ đó giúp cho hình thức nuôi thành công hơn

Tìm kiếm