20/01/2014
39 Lượt xem
Chia sẻ với:
Cá ngừ: Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 tại thị trường Mỹ
Mặc dù thời gian gần đây, chi tiêu cho tiêu dùng của người dân Mỹ đã tăng so với năm trước, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại Mỹ vẫn không được cải thiện.
Tính đến hết tháng 11/2013, NK cá ngừ của Mỹ đạt hơn 1,4 tỷ USD, tương đương 243.457 tấn, giảm 7% về mặt giá trị và 4% về mặt khối lượng so với cùng kỳ năm 2012. Hiện Mỹ đang NK cá ngừ từ 82 nước trên thế giới, trong đó 4 nước thuộc khối ASEAN là Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia đứng đầu về XK cá ngừ sang đây.
Thái Lan: Năm 2013, XK cá ngừ của nước này trong 11 tháng đầu năm đạt hơn 470 nghìn USD, tương đương 92.086 tấn. Năm qua, Thái Lan tiếp tục đứng đầu về cung cấp cá ngừ cho thị trường Mỹ. Năm nay cá ngừ đông lạnh tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Thái Lan sang đây, với tỷ trọng trong tổng giá trị XK là hơn 97%. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị XK sản phẩm này của Thái Lan giảm hơn 5%. Trong khi XK cá ngừ tươi sống đông lạnh của nước này sang Mỹ giảm tới hơn 63%. Chính vì thế, XK cá ngừ của Thái Lan sang Mỹ tính đến hết năm 2013 sẽ không thể khả quan so với năm 2012.
Philippines: Với sự sụt giảm liên tục tại thị trường Mỹ từ đầu năm, nước này đã tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các nước XK nhiều nhất cá ngừ sang Mỹ. Tính đến hết tháng 11, XK cá ngừ tươi, sống, đông lạnh – sản phẩm XK chủ lực của Philippines sang thị trường Mỹ - giảm tới hơn 36% so với cùng kỳ năm 2012, đạt hơn 62,5 triệu USD. Sản phẩm cá ngừ chế biến cũng không nằm ngoài xu hướng này, giảm 27,6%, đạt hơn 54 triệu USD. Dự đoán tính đến hết năm XK cá ngừ của Philippines sang đây cũng có sự sụt giảm so với năm 2012.
Việt Nam: Tiếp tục chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng tính đến hết tháng 11 nhưng năm nay XK cá ngừ của Việt Nam cũng cùng xu hướng giảm như các nước ASEAN. 11 tháng đầu năm 2013, XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt hơn 177,6 triệu USD, giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai dòng sản phẩm là cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và cá ngừ chế biến của Việt Nam XK sang đây đều có sự sụt giảm lần lượt là 34% và 7%. Với tình hình này, có thể nói đây là một năm không thành công trên thị trường Mỹ của ngành cá ngừ Việt Nam.
Indonesia: Với tổng giá trị XK 11 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt hơn 136 triệu USD, năm qua cũng là một năm khó khăn đối với ngành cá ngừ nước này. XK các mặt hàng cá ngừ của nước này sang thị trường Mỹ đều có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá ngừ tươi, sống, đông lạnh – mặt hàng XK chủ lực của nước này chiếm tới hơn 76% - giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm 2012. XK cá ngừ chế biến giảm gần 22% về mặt giá trị, kéo tổng giá trị XK của nước này giảm hơn 8% so với cùng kỳ năm 2012. Dự báo XK cá ngừ của Indonesia tính đến hết năm cũng không có gì khả quan hơn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong bối cảnh XK cá ngừ của các nước ASEAN sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, NK cá ngừ của Mỹ từ Mauritius và Ecuador lại tăng trưởng khá. Thời gian tới, các nước ASEAN ngoài khó khăn do nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ giảm, còn phải đối mặt với sự cạnh trạnh từ các nước nói trên.
Hơn thế nữa, mới đây cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã phê duyệt đạo luật thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo (DPCIA) có hiệu lực từ ngày 13/07/2013. Việc phê duyệt này bao gồm một giai đoạn giáo dục và tiếp cận cộng đồng để cung cấp thông tin về ngành công nghiệp khai thác và hướng dẫn bổ sung về việc thực hiện cho đến hết năm nay. Và khi luật này có hiệu lực, tất cả các sản phẩm cá ngừ đóng hộp được bán tại thị trường Mỹ được dán nhãn “An toàn cá heo” phải có xác nhận rằng không có cá heo đã bị giết hoặc bị thương nặng trong quá trình khai thác, không có vấn đề gì về loại thiết bị được sử dụng hoặc trong trường hợp cá ngừ bị bắt. Và điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các nước XK cá ngừ sang đây, trong đó có Việt Nam.
Dự báo, thời gian tới hoạt động XK cá ngừ của các nước ASEAN sang thị trường Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn và rất khó có thể có sự tiến triển khả quan hơn.
Nguyễn Hà
http://www.vasep.com.vn/
Tính đến hết tháng 11/2013, NK cá ngừ của Mỹ đạt hơn 1,4 tỷ USD, tương đương 243.457 tấn, giảm 7% về mặt giá trị và 4% về mặt khối lượng so với cùng kỳ năm 2012. Hiện Mỹ đang NK cá ngừ từ 82 nước trên thế giới, trong đó 4 nước thuộc khối ASEAN là Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia đứng đầu về XK cá ngừ sang đây.
Thái Lan: Năm 2013, XK cá ngừ của nước này trong 11 tháng đầu năm đạt hơn 470 nghìn USD, tương đương 92.086 tấn. Năm qua, Thái Lan tiếp tục đứng đầu về cung cấp cá ngừ cho thị trường Mỹ. Năm nay cá ngừ đông lạnh tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Thái Lan sang đây, với tỷ trọng trong tổng giá trị XK là hơn 97%. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị XK sản phẩm này của Thái Lan giảm hơn 5%. Trong khi XK cá ngừ tươi sống đông lạnh của nước này sang Mỹ giảm tới hơn 63%. Chính vì thế, XK cá ngừ của Thái Lan sang Mỹ tính đến hết năm 2013 sẽ không thể khả quan so với năm 2012.
Philippines: Với sự sụt giảm liên tục tại thị trường Mỹ từ đầu năm, nước này đã tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các nước XK nhiều nhất cá ngừ sang Mỹ. Tính đến hết tháng 11, XK cá ngừ tươi, sống, đông lạnh – sản phẩm XK chủ lực của Philippines sang thị trường Mỹ - giảm tới hơn 36% so với cùng kỳ năm 2012, đạt hơn 62,5 triệu USD. Sản phẩm cá ngừ chế biến cũng không nằm ngoài xu hướng này, giảm 27,6%, đạt hơn 54 triệu USD. Dự đoán tính đến hết năm XK cá ngừ của Philippines sang đây cũng có sự sụt giảm so với năm 2012.
Việt Nam: Tiếp tục chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng tính đến hết tháng 11 nhưng năm nay XK cá ngừ của Việt Nam cũng cùng xu hướng giảm như các nước ASEAN. 11 tháng đầu năm 2013, XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt hơn 177,6 triệu USD, giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai dòng sản phẩm là cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và cá ngừ chế biến của Việt Nam XK sang đây đều có sự sụt giảm lần lượt là 34% và 7%. Với tình hình này, có thể nói đây là một năm không thành công trên thị trường Mỹ của ngành cá ngừ Việt Nam.
Indonesia: Với tổng giá trị XK 11 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt hơn 136 triệu USD, năm qua cũng là một năm khó khăn đối với ngành cá ngừ nước này. XK các mặt hàng cá ngừ của nước này sang thị trường Mỹ đều có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá ngừ tươi, sống, đông lạnh – mặt hàng XK chủ lực của nước này chiếm tới hơn 76% - giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm 2012. XK cá ngừ chế biến giảm gần 22% về mặt giá trị, kéo tổng giá trị XK của nước này giảm hơn 8% so với cùng kỳ năm 2012. Dự báo XK cá ngừ của Indonesia tính đến hết năm cũng không có gì khả quan hơn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong bối cảnh XK cá ngừ của các nước ASEAN sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, NK cá ngừ của Mỹ từ Mauritius và Ecuador lại tăng trưởng khá. Thời gian tới, các nước ASEAN ngoài khó khăn do nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ giảm, còn phải đối mặt với sự cạnh trạnh từ các nước nói trên.
Hơn thế nữa, mới đây cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã phê duyệt đạo luật thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo (DPCIA) có hiệu lực từ ngày 13/07/2013. Việc phê duyệt này bao gồm một giai đoạn giáo dục và tiếp cận cộng đồng để cung cấp thông tin về ngành công nghiệp khai thác và hướng dẫn bổ sung về việc thực hiện cho đến hết năm nay. Và khi luật này có hiệu lực, tất cả các sản phẩm cá ngừ đóng hộp được bán tại thị trường Mỹ được dán nhãn “An toàn cá heo” phải có xác nhận rằng không có cá heo đã bị giết hoặc bị thương nặng trong quá trình khai thác, không có vấn đề gì về loại thiết bị được sử dụng hoặc trong trường hợp cá ngừ bị bắt. Và điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các nước XK cá ngừ sang đây, trong đó có Việt Nam.
Dự báo, thời gian tới hoạt động XK cá ngừ của các nước ASEAN sang thị trường Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn và rất khó có thể có sự tiến triển khả quan hơn.
Nguyễn Hà
http://www.vasep.com.vn/