Chia sẻ với:
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ cần chú ý điều gì?
Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ đưa ra các yêu cầu về cấp phép, khai báo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ đối với việc nhập khẩu một số sản phẩm cá và hải sản ưu tiên. Đây là các loài thủy sản được xác định là có nhiều khả năng bị đánh bắt (IUU) và/ hoặc gian lận hải sản.
Danh sách các loài ưu tiên
13 loài ưu tiên theo quy định của SIMP
Chương trình SIMP chỉ áp dụng đối với thủy sản từ nước ngoài được nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, tất cả các thông tin về chuỗi hành trình của sản phẩm cá hay hải sản từ khi thu hoạch đến khi nhập cảng vào Mỹ phải được lưu giữ trong hồ sơ của nhà nhập khẩu.
Dữ liệu lưu giữ đó sẽ cho phép truy xuất nguồn gốc của các loài thủy sản ưu tiên, kể từ khi sản xuất hoặc đánh bắt cho tới khi nhập cảng vào Mỹ. Nó sẽ cho biết các loài hải sản đó có được thu hoạch hoặc sản xuất hợp pháp hay không.
Các thông tin yêu cầu khai báo
Theo quy định của SIMP, hàng hóa là thủy sản nhập khẩu vào Mỹ cần được khai báo các thông tin về tổ chức sản xuất, sự kiện thu hoạch tại thời điểm nhập cảng.
Thông tin về tổ chức sản xuất hoặc đánh bắt gồm: Tên và quốc tịch của tàu đánh bắt, giấy chứng nhận được phép khai thác, mã nhận dạng tàu duy nhất (nếu có), loại ngư cụ.
Lưu ý, cần chỉ rõ khu vực khai thác, loại ngư cụ theo quy ước khai báo và mã mà cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền hạn pháp lý đối với hoạt động đánh bắt ngoài tự nhiên sử dụng. Nếu không có yêu cầu khai báo, cần sử dụng mã khu vực đánh bắt và mã ngư cụ theo theo quy ước của Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).
Thông tin về sự kiện thu hoạch gồm loại hình thu hoạch, thời điểm và địa điểm thu hoach. Thông tin về loài cá - Mã loài gồm 3 chữ cái theo FAO (Hệ thống Thông Tin Thủy Sản và Khoa Học Thủy Sản - ASFIS), ngày thu hoạch, hình thức sản phẩm khi bốc dỡ (bao gồm cả số lượng và trọng lượng sản phẩm), khu vực đánh cá ở biển/sông hoặc nuôi trồng thủy sản, điểm bốc dỡ đầu tiên, tên (các) công ty mà tại đó cá được bốc dỡ hoặc giao nhận.
Lưu ý, trong trường hợp lô hàng nhập khẩu được gom từ nhiều sự kiện thu hoạch thì mỗi sự kiện liên quan với lô hàng nhập khẩu đó phải được khai báo. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu không cần liên kết với một loài cá hoặc một phần cụ thể của lô hàng với bất kỳ sự kiện thu hoạch đơn lẻ nào. Tức không cần chỉ rõ phần nào của lô hàng đến từ một sự kiện thu hoạch cụ thể nào đó.
Các nhà nhập khẩu Mỹ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ về chuỗi hành trình sản phẩm đã trình bày chi tiết ở trên; thông tin về mọi hoạt động chuyển tàu cho sản phẩm (tờ khai của tàu thu hoạch/tàu vận tải, vận đơn); hồ sơ về việc chế biến, tái chế biến và pha trộn sản phẩm.
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ?
Chương trình SIMP không yêu cầu các tài liệu được dịch sang tiếng Anh nhưng những nhà nhập khẩu Mỹ phải xem lại và xác minh sự chính xác của các tài liệu được lưu giữ, bất kể bằng ngôn ngữ nào.
Ưu tiên đối với các công ty nhỏ?
Chương trình miễn các yêu cầu này cho nhà nhập khẩu đối với việc xác định những tàu nhỏ - hoặc cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ - nếu nhà nhập khẩu cung cấp các thành phần dữ liệu được yêu cầu khác dựa trên báo cáo thu hoạch tổng hợp.
Báo cáo thu hoạch tổng hợp được định nghĩa là báo cáo đề cập đến hoạt động thu hoạch tại một điểm gồm duy nhất trong một ngày từ các tàu nhỏ (tức là các tàu dài 12 mét hoặc có trọng tải từ 20 tấn trở xuống); và hoạt động bốc dỡ của một tàu đánh cá nhỏ ở ngoài biển.
Chương trình SIMP có hiệu lực từ khi nào?
Việc tuân theo các yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ theo quy định dành cho các loài ưu tiên, trừ tôm và bào ngư, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2018.
Bởi, thủy sản nhập cảng vào thị trường thương mại Mỹ vào hoặc sau ngày 01/01/2018 sẽ phải được khai thác trước ngày này. Do vậy, bộ thông tin về hoạt động khai thác sẽ liên quan đến hoạt động đánh bắt xảy ra trước ngày tuân thủ. Các nhà nhập khẩu của Mỹ phải hợp tác với các nhà cung cấp để đảm bảo rằng thông tin về sự kiện thu hoạch có tồn tại cho mọi sản phẩm trong chuỗi cung ứng trước khi được nhập cảng vào Mỹ.