Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Các món khô đặc sản "độc nhất vô nhị" ở miền Tây

Các món khô đặc sản "độc nhất vô nhị" ở miền Tây

Home Tin Tức Các món khô đặc sản "độc nhất vô nhị" ở miền Tây
Các món khô đặc sản "độc nhất vô nhị" ở miền Tây
19/03/2021
43 Lượt xem

Chia sẻ với:

Các món khô đặc sản "độc nhất vô nhị" ở miền Tây

Tại vùng đất miền Tây với nhiều kênh rạch, trù phú cá tôm, nên từ xa xưa người dân nơi đây đã có sáng kiến đem những "sản vật" này đi phơi khô, từ đó có thể chế biến thành các món khô đặc sản trong ẩm thực, được dân nhậu rất ưa thích.

Những đặc sản của vùng đất này có thể kể như: Khô cá lóc, kèo, thòi lòi, chạch, rắn, sặc rằn, tắc kè, cá lau kiếng và khô nhái (vũ nữ chân dài)… Lâu dần, những bí quyết làm khô trở thành nghề sinh sống, mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân trong vùng.

 

Khô cá lóc là món ăn thường có trong các gia đình người dân miền Tây. Vì vậy năm nay các làng sản xuất khô nổi tiếng như An Giang và Đồng Tháp vẫn không đủ hàng bán cho thị trường.

Theo kinh nghiệm của bà con địa phương, bình quân cứ 4kg cá tươi sẽ cho ra 1 kg khô. Vào ngày thường, giá cá lóc giao động từ 120.000 đến 200.000 đồng/kg, còn vào những ngày cận Tết giá tăng lên 350.000-400.000 đồng/kg (loại I).

Khô cá lìm kìm - loại cá sống ở vùng nước lợ. Theo người dân, ở Kiên Giang và Sóc Trăng là nơi xuất hiện nhiều nhất loại cá này và được bắt lên làm khô.

Chị Trần Thị Kim Yến, ở Rạch Giá (Kiên Giang), chủ cửa hàng bán khô lìm kìm cho biết: Cá lìm kìm rất hiếm, một năm xuất hiện một lần. Vì vậy giá cá khô thường giao động từ 500.000 đến 550.000 đồng/kg.

 

Cá chạch đồng xuất hiện nhiều tại các địa phương vùng lũ. Hiện nay cá chạch có giá từ 250.000 đến 350.000 đồng/kg.

Loại khô cá lau kiếng năm nay có mặt tại thị trường ở Cần Thơ với số lượng rất hạn chế, nhưng được nhiều người sành ăn tìm mua nên sản lượng không đủ cung cấp.

Duy nhất ở miền Tây, tại xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên (An Giang) có hơn 40 hộ chuyên sản xuất khô nhái, còn được dân nhậu đặt cho cái tên mỹ miều là "vũ nữ chân dài".

Nhái xuất hiện nhiều trong mùa mưa từ tháng tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Bà Cao Thị Xuân, người có 2 năm trong nghề làm khô nhái cho biết: Từ khi khô nhái được nhiều người biết đến, lượng hàng sản xuất ra không đủ bán.

Còn tại xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) làng sản xuất khô rắn đang tất bật vào mùa cao điểm với những chuyến hàng cung ứng cho thị trường.

Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: Trung bình 12 kg rắn tươi cho ra 1kg khô rắn. Do vậy, giá khô rắn cũng rất cao, từ 200.000-400.000 đồng.

Còn khô tắc kè, dịp tết vừa qua các dân nhậu cũng tìm mua, đa phần mua về dùng để ngâm rượu uống. Bình quân 3kg khô tắc kè cho ra 1kg khô, giá bán tính con từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg.

Tìm kiếm