Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Các thực phẩm thủy hải sản có sạch như chúng ta nghĩ ?

Các thực phẩm thủy hải sản có sạch như chúng ta nghĩ ?

Home Tin Tức Các thực phẩm thủy hải sản có sạch như chúng ta nghĩ ?
Các thực phẩm thủy hải sản có sạch như chúng ta nghĩ ?
20/04/2021
40 Lượt xem

Chia sẻ với:

Các thực phẩm thủy hải sản có sạch như chúng ta nghĩ ?

Với nhu cầu dinh dưỡng ngày càng nhiều, nguồn cung về thủy hải sản cũng từ đó tăng theo nhưng phần lớn là dựa vào nuôi công nghiệp và phần ít dựa vào đánh bắt thì liệu rằng chất lượng có còn được an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người ?

Sức khỏe của chúng ta được bồi đắp mỗi ngày từ cái thực phẩm dinh dưỡng cung cấp vào trong cơ thể như cá loại thịt, cá, rau củ quả,…Trong đó, không thể không nhắc đến là các sản phẩm thủy hải sản – Nguồn cung cấp protein thiết yếu trong khẩu phần ăn của toàn cầu, việc tiêu thụ một khẩu phần ăn thủy hải sản mỗi ngày sẽ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. 

Các bạn thường nghe nói rằng, nếu một người thường có thói quen ăn cá, tôm hay các thực phẩm từ thủy sản thì sẽ có một sức khỏe tốt. Thực tế, thói quen ăn thủy sản như cá, tôm,… Đi cùng với các bữa ăn hằng ngày rất tốt cho sức khỏe và điều đó cũng đã được các nhà khoa học chứng minh.

Được xem là những thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng từ các loài thủy hải sản mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể và việc bổ sung các chất dinh dưỡng này là vô cùng cần thiết.

 

Nhắc đến việc ăn thuỷ sản thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến những chất dinh dưỡng như protein, canxi, các axit béo và thủy sản cũng là nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B, vitamin D, vitamin A, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt,… quan trọng đối với cơ thể và sức đề kháng cho của con người.

Hàm lượng protein trung bình cho một bữa ăn là 21 gram cho 100 gram thịt cá mỗi ngày. Việc ăn các loài thuỷ sản như cá, tôm đi kèm với các bữa ăn chính sẽ giúp chúng ta dễ dàng trong việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn so với khi ăn các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo. 

Ngoài việc bổ sung các vitamin và các khoáng chất thiết yếu thì việc ăn thuỷ sản mỗi ngày còn giúp tăng cường sức khỏe của não bộ, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ thị lực, ngăn ngừa và điều trị các bệnh trầm cảm ở trẻ em và người lớn.

Tất cả liệu có đúng với những gì chúng ta thường nghe và các nghiên cứu khoa học đã đưa ra với hiện trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản, hay với sự ô nhiễm của môi trường biển hiện nay?

Đầu tiên hãy phân tích nguồn thủy sản được cung cấp chính

Con đường thủy sản từ các trại nuôi đến bàn ăn là một dấu chấm hỏi khá lớn cho ngành công nghiệp thủy hải sản hiện nay được cung cấp cho người tiêu dùng với số lượng lên đến hằng trăm hằng triệu tấn mỗi năm.

Với một con số khá khổng lồ như thế thì việc đánh bắt các nguồn thủy sản tự nhiên có đủ để tiêu dùng cho mỗi người trên cả nước hay không?

Dĩ nhiên với thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, xu hướng ăn thủy sản ngày càng nhiều thì việc cung cấp thủy sản để tiêu thụ chỉ qua đánh bắt là rất khó. Vì thế, nuôi trồng vẫn là nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu trong tiêu thụ hiên nay.

 

Tùy thuộc vào thói quen và nhu cầu mà người tiêu dùng thường chọn mua thủy sản có chất lượng khác nhau ở từng địa điểm khác nhau như tại các chợ, siêu thị, mua ở lề đường hay tại các nhà hàng,…

Nhưng liệu rằng tất cả mọi nguồn thủy sản đều tốt và an toàn cho sức khỏe con người chăng?

Thực tế, việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ các sản phẩm thủy sản cho cơ thể nhiều hay ít không phải là vấn đề cốt lõi, mà là việc chúng ta phải lựa chọn được đúng thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe mới là quan trọng.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chiếm thị trường lớn ở nước ta, song với việc thả nuôi để đạt được năng suất tối đa thì việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh trên thủy sản là rất phổ biển. Mặt khác, để mang lại lợi nhuận cao thì tình trạng sử dụng thuốc trong thủy sản hiện nay là vô cùng thường xuyên, các nguồn kháng sinh giá rẻ, có xuất xứ không rõ ràng hay hàng giả mạo được bán tràn lan trên thị trường thủy sản, vì thế tình trạng kháng kháng sinh sẽ trở nên là vấn nạn không thể tránh khỏi nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

 

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác hại của việc ăn thủy sản bị nhiễm các tạp chất hay còn lượng kháng sinh tồn dư sẽ gây nên các biến chứng khó lường. Đặc biệt là gây nên hội chứng ngộ độc, nếu sử dụng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể gây nên ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim, v.v… Không những thế, việc phối thuốc điều trị bệnh trên người cũng rất khó khăn. Đây là một trong những nguy cơ gây hại lớn đến sức khỏe cộng đồng. 

Ta cứ thử tưởng tượng nếu một ngày bỗng nhiên khi chúng ta có triệu chứng ho hay một vết cắt cũng lại có thể gây tử vong bởi các dòng kháng sinh dùng trên người không còn tác dụng thì việc phòng trị bệnh về nhiễm trùng ở người và động vật sẽ trở nên vô cùng phức tạp, nguy cơ tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao.

Mặt khác, nếu tính đến nay Việt Nam là nước đứng thứ 4 về tình trạng ô nhiễm biển từ rác thải ở những địa điểm du lịch biển, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa,… Điều này dẫn đến sự hình thành các hạt vi nhựa ngày càng nhiều, khi động vật thủy sản ăn phải các hạt vi nhựa này, chúng sẽ trong tại trong cơ thể chuyển từ đường ruột sang các hệ thống tuần hoàn và các mô xung quanh. Khi sử dụng thủy sản thì mặc nhiên các vi nhựa này cũng sẽ được đưa vào cơ thể con người.

 

Hiện tại tính độc của vi nhựa lên sức khỏe con người vẫn chưa được công bố cụ thể nhưng chúng có thể chứa các chất độc hại, những chất này được nghiên cứu có khả năng gây ung thư cho người và gây nên các phản ứng miễn dịch của cơ thể như ho, dị ứng, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp và cũng có thể gây nên dị tật đối với thai nhi.

Không chỉ có vi nhựa từ rác thải nhựa, mà trong môi trường biển vấn nạn các thực phẩm thủy hải sản bị nhiễm các tạp chất, các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, kẽm…cũng là vấn đến đáng được quan tâm.

 

Thực tế, các kim loại nặng xuất phát từ các nguồn nước thải công nghiệp, sự tràn dầu, nước thải đô thị, sự rò rĩ nước ở các bãi rác đặc biệt từ các ngành công nghiệp điện tử chế tạo kim loại thải ra môi trường,…Khi con người ăn phải các chất này thông qua nguồn thủy hải sản bị nhiễm thì nguy cơ gây nên ngộ độc là rất cao.

Như vậy việc ăn thuỷ sản bao nhiêu lần một tuần không là quan trọng, bài biết không khuyến khích các bạn hạn chế ăn các sản phẩm từ thuỷ sản mà qua đó chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn rằng nên lựa chọn ăn các sản phẩm thuỷ sản từ các nơi có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khoẻ và nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày thay vì nạp chất độc vào cơ thể mà không hề hay biết!

Tìm kiếm