Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Canh bạc nuôi tôm: Tỷ phú hay tỷ nợ?

Canh bạc nuôi tôm: Tỷ phú hay tỷ nợ?

Home Tin Tức Canh bạc nuôi tôm: Tỷ phú hay tỷ nợ?
Canh bạc nuôi tôm: Tỷ phú hay tỷ nợ?
29/06/2021
33 Lượt xem

Chia sẻ với:

Canh bạc nuôi tôm: Tỷ phú hay tỷ nợ?

Sau mỗi vụ thu hoạch tôm, nhiều tỷ phú nuôi tôm ở các làng biển xuất hiện. Nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau những vụ tôm "siêu lợi nhuận” ấy là những bộn bề lo toan, thậm chí có nhiều ông chủ hồ tôm trắng tay, nợ nần chồng chất, quyết phải bỏ nghề.

Những vụ tôm “bạc tỷ"

Dọc bờ biển các xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) và xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy), nhiều hộ dân đã mạnh dạn cải tạo những vùng đất cát để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đã có nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế này. 

Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Trần Quang Mão (SN 1956), ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về câu chuyện nuôi tôm của gia đình, chỉ nói ngắn gọn: “Nuôi tôm như đánh bạc với trời, vui có, buồn có, thê thảm cũng có. Ngót chục năm qua, tôi đã có những bài học xương máu từ con tôm và đến bây giờ, gia đình tôi cũng đang cầm cự với con tôm, dù thua lỗ liên tục…”.

Theo chia sẻ của ông Mão, từ chỗ là một ngư dân kiên cường, sau bao năm lăn lộn, bôn ba với biển cả, năm 2011, ông bắt đầu “đánh vật” cùng với con tôm trên những đồi cát ở làng biển Ngư Thủy Bắc. Gia đình dành dụm được một ít tiền, còn lại chủ yếu là vay ngân hàng, ông nhận đất ở thôn Tân Hải với diện tích gần 2ha để san lấp mặt bằng, đắp bờ, đào ao nuôi tôm. 

“Tất cả vốn liếng của gia đình và vay mượn được hơn 2 tỷ đồng, tôi đã đánh cược cả vào những hồ tôm này. Mấy năm đầu, lợi nhuận mỗi vụ nuôi đạt từ 200-500 triệu đồng, có năm, có vụ đạt gần cả tỷ đồng chỉ sau 6 tháng nuôi…” - ông Mão cho biết.

Cũng theo ông Mão, nhờ con tôm, mà gia đình xây được nhà cửa khang trang, tiện nghi, mua được xe ô tô, nhất là tích lũy được một nguồn vốn để tái tạo cho những vụ nuôi tôm sau…

Về làng cát Hải Ninh, hỏi nhà anh Ngô Văn Truyền (SN 1983), ông chủ của những hồ tôm có tiếng ở các xã: Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) và Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) thì ai cũng biết.

Không hẹn tôi ra những hồ tôm của mình, anh Truyền đưa tôi về ngôi nhà được xây dựng khang trang ở làng biển Hải Ninh như để minh chứng rằng anh có được cơ ngơi như thế này cũng chính nhờ con tôm, nhờ những “thương vụ bạc tỷ” mà anh đã đầu tư.

 

Sau mỗi vụ thu hoạch tôm, nhiều tỷ phú nuôi tôm ở các làng biển xuất hiện. Nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau những vụ tôm "siêu lợi nhuận” ấy là những bộn bề lo toan, thậm chí có nhiều ông chủ hồ tôm trắng tay, nợ nần chồng chất, quyết phải bỏ nghề.

Những vụ tôm “bạc tỷ"

Anh Truyền cho biết, năm 2014, khi nuôi tôm ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới), có vụ anh đã lỗ 2,2 tỷ đồng. Từ thất bại này, gia đình Truyền bắt đầu “vỡ trận”. 4 hồ tôm liên tục rơi vào cảnh “thu không đủ chi”, nợ nần chồng chất, ngân hàng đòi lãi hàng tháng, bạn bè đầu tư cùng chia tài sản, tháo chạy mỗi người mỗi nơi. Thế nhưng, anh Truyền vẫn quyết bám víu vào con tôm, vì lúc này, anh nghĩ, không còn có con đường làm ăn nào khác nữa…

“Giai đoạn này, nhiều người bảo tôi nên bỏ nghề nuôi tôm đi vì rủi ro rất lớn, nhưng được sự động viên từ gia đình, nhất là vợ tôi, hàng đêm đều thức trắng bên chiếc máy may làm thêm để chạy từng bữa ăn cho gia đình, trả lãi cho ngân hàng để cho tôi có thời gian, dành tâm huyết cho con tôm…” - anh Truyền chia sẻ.

Cũng theo anh Truyền, mấy năm trở lại đây, nhiều người dân ở làng cát Hải Ninh cũng vì con tôm mà thất bại cay đắng. Có hộ thua lỗ mỗi vụ từ 2-3 tỷ đồng, có hộ vài trăm triệu đồng/vụ, nhưng, họ cũng muốn đổi đời nhanh nên không từ bỏ các ao tôm. Cả xã Hải Ninh hiện có hơn 150 hộ nuôi tôm, thì 50% có lãi và 50% thua lỗ.

Khi chia tay chúng tôi, ông Trần Quang Mão nói rằng: “Mấy năm trở lại đây, do tình hình dịch bệnh, giá thành con tôm giảm, trong khi đó giá thức ăn và thuốc chăm sóc tôm ngày càng tăng lên. Thêm nữa, thời tiết diễn biến rất phức tạp; nhiều hộ gia đình nuôi tôm có số nợ tiền thức ăn cho tôm, nợ ngân hàng tương đối lớn, nghề nuôi tôm cũng khá bấp bênh, có buồn, có vui và như là một canh bạc đánh với trời vậy!”.

Dọc bờ biển các xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) và xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy), nhiều hộ dân đã mạnh dạn cải tạo những vùng đất cát để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đã có nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế này. 

Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Trần Quang Mão (SN 1956), ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về câu chuyện nuôi tôm của gia đình, chỉ nói ngắn gọn: “Nuôi tôm như đánh bạc với trời, vui có, buồn có, thê thảm cũng có. Ngót chục năm qua, tôi đã có những bài học xương máu từ con tôm và đến bây giờ, gia đình tôi cũng đang cầm cự với con tôm, dù thua lỗ liên tục…”.

Theo chia sẻ của ông Mão, từ chỗ là một ngư dân kiên cường, sau bao năm lăn lộn, bôn ba với biển cả, năm 2011, ông bắt đầu “đánh vật” cùng với con tôm trên những đồi cát ở làng biển Ngư Thủy Bắc. Gia đình dành dụm được một ít tiền, còn lại chủ yếu là vay ngân hàng, ông nhận đất ở thôn Tân Hải với diện tích gần 2ha để san lấp mặt bằng, đắp bờ, đào ao nuôi tôm. 

“Tất cả vốn liếng của gia đình và vay mượn được hơn 2 tỷ đồng, tôi đã đánh cược cả vào những hồ tôm này. Mấy năm đầu, lợi nhuận mỗi vụ nuôi đạt từ 200-500 triệu đồng, có năm, có vụ đạt gần cả tỷ đồng chỉ sau 6 tháng nuôi…” - ông Mão cho biết.

Cũng theo ông Mão, nhờ con tôm, mà gia đình xây được nhà cửa khang trang, tiện nghi, mua được xe ô tô, nhất là tích lũy được một nguồn vốn để tái tạo cho những vụ nuôi tôm sau…

Về làng cát Hải Ninh, hỏi nhà anh Ngô Văn Truyền (SN 1983), ông chủ của những hồ tôm có tiếng ở các xã: Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) và Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) thì ai cũng biết.

Không hẹn tôi ra những hồ tôm của mình, anh Truyền đưa tôi về ngôi nhà được xây dựng khang trang ở làng biển Hải Ninh như để minh chứng rằng anh có được cơ ngơi như thế này cũng chính nhờ con tôm, nhờ những “thương vụ bạc tỷ” mà anh đã đầu tư.

Tìm kiếm