Nếu như biên lợi nhuận của người nuôi tôm trong năm 2021 đạt tới 40% thì nửa đầu năm nay, con số ấy đang giảm mạnh trong năm nửa đầu năm 2022 và nguy cơ bị âm nếu người nuôi không thể kiểm soát được chi phí đầu vào trong khi giá vẫn tiếp tục giảm.
Giá giảm nhưng chi phí đầu vào liên tục tăng
Theo Undercurrent News, chuyên gia phân tích thuỷ sản tại ngân hàng Rabobank ông Gorjan Nikolik cảnh báo ngành tôm toàn cầu đang đứng trước bước ngoặt lớn, có thể gây thiệt hại đáng kể trong năm 2022.
Năm 2021, nguồn cung tôm tăng tới 17,6% và đà tăng trưởng này tiếp tục kéo dài trong năm 2022. Ngân hàng Rabobank dự báo nguồn cung tôm trên toàn cầu có thể vượt 5 triệu tấn trong năm 2022, cao hơn 1 triệu tấn so với 2 năm trước.
Tuy nhiên, ông Gorjan Nikolik cho rằng điều này đồng nghĩa nông dân có thể đối mặt với giai đoạn khó khăn. Chi phí liên tục tăng, đặc biệt là các khoản như thức ăn chăn nuôi, giá cước tàu và năng lượng.
Giá thức ăn cho tôm tăng tới 30% kể từ năm 2019 và xu hướng này có thể vẫn tiếp diễn trong vòng 2 - 3 năm tới. Thời điểm hiện tại, giá cước vận tải cũng tăng gấp 2 - 3 lần so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.
Đồng thời, giá điện tăng cũng tác động đến chi phí nuôi tôm khi người dân liên tục phải sử dụng máy sục khí ở các ao.
Trong khi đó, giá tôm có lúc giảm xuống dưới mức trước khi đại dịch bùng nổ.
Ngoài ra, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến túi tiền người dùng, càng khiến họ thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống, nhà hàng. Điều này càng tạo áp lực lên nhu cầu tôm.
Trung Quốc, đất nước nhập khẩu tôm thuộc top đầu thế giới, vẫn đang vật lộn với dịch COVID-19. Ngân hàng Rabobank ước tính doanh số dịch vụ ăn uống tại Trung Quốc trong năm 2022 giảm 5,8% xuống 680 tỷ USD sau khi phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021.
Theo ông Gorjan Nikolik, biên lợi nhuận của người nông dân trong năm 2022 giảm mạnh.
“Nếu như biên lợi nhuận của người nuôi tôm trong năm 2021 đạt tới 40% thì con số ấy đang giảm mạnh trong năm nửa đầu năm 2022 và nguy cơ bị âm nếu không thể kiểm soát được chi phí đầu vào trong khi giá vẫn tiếp tục giảm”, ông Gorjan Nikolik nói.
Việt Nam vẫn "sống khoẻ" nhờ trình độ chế biến sâu và đa dạng hoá thị trường
Ecuador tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng lớn nhất thế giới. Năm 2021, sản lượng tôm nước này vượt mốc 1 triệu tấn, tăng vọt so với 793.000 tấn trong năm 2020.
Dữ liệu từ ngân hàng Rabobank và cơ quan thuỷ sản quốc gia Ecuador Camara Nacional de Acuacultura (CNA) cho thấy xuất khẩu tôm của nước này tăng tới 33% trong 4 tháng đầu năm 2022.
“Xuất khẩu tôm của Ecuador đang chuyển hướng một phần sang Mỹ và các nước Châu Âu, ngay cả khi nhu cầu của Trung Quốc đang dần phục hồi”. Ông cũng lưu ý rằng trong khi các nhà sản xuất ở các quốc gia khác đã phản ứng với với đà giảm giá bắt đầu từ khoảng tháng 3 trở đi còn Ecuador thì không, sản lượng vẫn tăng trưởng bình thường.
Mặt khác, tại Ấn Độ, nông dân bắt đầu cảm nhận được tín hiệu giá tôm giảm. Mặc dù khối lượng xuất khẩu tôm không đổi nhưng vì giá đang đi xuống nên lợi nhuận của người nuôi cũng bị bào mòn.
Là nhà cung cấp chính ở Mỹ, Ấn Độ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador và Indonesia.
Việt Nam, với trình độ chế biến chuyên sâu, cho đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Ông Gorjan Nikolik nhận định Việt Nam được hưởng lợi từ việc đa dạng hoá thị trường và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu. Khi nhu cầu thị trường thay đổi, các doanh nghiệp cũng thay đổi định hướng, tập trung vào các thị trường có sức tiêu thụ cao, thay vì chỉ mãi xuất khẩu vào các thị trường truyền thống.
Giá tôm tại bờ giảm kể từ đầu năm nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với năm 2020 - 2021.
Và tại Indonesia, nơi chủ yếu bán hàng cho thị trường Mỹ, lượng xuất khẩu tăng 21% trong quý đầu tiên của năm.
Thị trường tôm nội địa của Indonesia màu mỡ hơn so với các đối thủ. Trong năm 2021, quốc gia này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu bằng việc chuyển một phần từ nội địa sang xuất khẩu, ông Gorjan Nikolik giải thích.
Ông Gorjan Nikolik giá tôm sẽ giảm xuống mức trung bình của nửa đầu năm 2020.