Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Home Tin Tức Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm
Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm
24/09/2023
78 Lượt xem

Chia sẻ với:

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá. Trong sản xuất giống hiện nay, sử dụng  thức ăn tươi sống để ương cá đang gặp phải những khó khăn như thức ăn tươi sống có thể mang mầm bệnh và đặc biệt là thiếu sự chủ động. Chính vì lý do này, nhiều nghiên cứu về thức ăn ban đầu đã được thực hiện nhằm xác định thời điểm có thể sử dụng  thức ăn chế biến và loại thức ăn chế biến thích hợp.

Một nghiên cứu mới đây trên cá thát lát còm đã cung cấp thông tin về nguồn thức ăn ban đầu được cung cấp phù hợp với đặc tính phát triển của loài.

Mẫu cá được thu vào ở các ngày tuổi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25 và 30. Căn cứ vào chiều dài ruột tương đối và chỉ số ưu thế thì cá thát lát còm là loài ăn động vật. 

Cá thát lát còm tiêu hóa hết khối noãn hoàng vào ngày tuổi thứ 6, nhưng chúng bắt đầu ăn thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 5. Sau khi nở 2 ngày, ống tiêu hóa của cá bột chỉ là một ống thẳng hẹp và chưa phân hóa. Ngày thứ 3 sau khi nở, ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành khoang miệng, thực  quản và ruột. Lỗ hậu môn vẫn chưa mở. Cá bột bắt lấy thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 5, lúc này ống tiêu hóa của cá đã được phân chia thành 4 phần: khoang miệng, thực quản, phần dạ dày và ruột (Hình 1).

 

Sự phát triển ống tiêu hóa của cá thát lát còm là sự biến đổi từ một ống thẳng chưa phân hóa thành một hệ tiêu hóa phức tạp và phân đoạn kể từ ngày thứ 5 khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Vào thời điểm này, từng phần của ống tiêu hóa đã được phân hóa (trừ dạ dày) và thể hiện chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, đến ngày thứ 8 sau khi nở, dạ dày của cá thát lát còm mới phát triển hoàn chỉnh chức năng cùng với sự xuất hiện các tuyến dạ dày.

Thời điểm cá bắt đầu lấy thức ăn ngoài (5 ngày sau khi nở), cỡ miệng của cá là 1,20 ± 0,46 mm, lúc này ống tiêu hóa của cá được phân chia thành 4 phần gồm khoang miệng, thực quản, phần dạ dày và ruột. Ống tiêu hóa của cá thát lát còm phát triển hoàn chỉnh vào ngày tuổi thứ 8 với sự xuất hiện của các tuyến dạ dày. Sự thay đổi loại thức ăn ban đầu của cá thát lát còm có liên quan nhiều đến cỡ miệng hơn là quá trình phát triển ống tiêu hóa, sự  chuyển đổi thức ăn chế biến cho cá thát lát còm phải thực hiện sau ngày tuổi thứ 8.

Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá thát lát còm từ lúc bắt đầu lấy  thức ăn ngoài (5 ngày tuổi) cho đến ngày tuổi 30 cho thấy có 8 nhóm thức ăn hiện diện đó là nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác có vỏ (Ostracoda), giun tròn (Nematoda), côn trùng nước (Insecta) và ấu trùng côn trùng. Bốn nhóm thức ăn là giáp xác chân chèo (Copepoda, điểm quy đổi là 17), giáp xác có vỏ (Ostracoda, điểm 125) côn trùng nước (điểm 156) và ấu trùng côn trùng (Chironomus, điểm 375) là các nhóm thức ăn chủ yếu được cá sử dụng với chỉ số ưu thế cao. Giáp xác chân chèo là nhóm thức ăn ưu thế trong suốt 30 ngày đầu tiên, trong khi nhóm mồi có kích thước lớn (giáp xác có vỏ và ấu trùng côn trùng) là những nhóm thức ăn ưu thế từ sau ngày tuổi thứ 20.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần cơ sở xây dựng công thức thức ăn cũng như xác định thời điểm chuyển đổi sang thức ăn chế biến phù hợp trên cá thát lát còm.

Tìm kiếm