Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

Home Tin Tức Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!
Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!
30/10/2020
38 Lượt xem

Chia sẻ với:

Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ là loài có giá trị thương mại cao nhất trong các loài tôm nuôi, chúng chiếm đến hơn 70% tổng sản lượng tôm trên toàn cầu. Do vậy người nuôi tôm thẻ hiện nay  rất tập trung vào việc sản xuất, áp dụng công nghệ mới, mở rộng phạm vi nuôi, và nâng cao các điều kiện môi trường (độ mặn, nhiệt độ…). Với sự “tôi luyện” từng ngày, tôm thẻ ngày càng chứng minh được chỗ đứng trên thị trường của chúng, nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chịu đựng việc nuôi mật độ cao rất tốt ( lên tới 100 - 400 con/m2).

Mặc dù được nhận xét là có tiềm năng rất lớn để nuôi ở mật độ cao, tuy nhiên hiện tại chúng vẫn còn nuôi với mật độ khá thấp trong các mô hình quảng canh, bán thâm canh và cả thâm canh. Kéo theo đó, nhiều yếu tố tiêu cực nối đuôi nhau xuất hiện, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh cao, tích tụ nhiều chất thải và suy giảm chất lượng nước. Vì vậy rất cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong quản lý thức ăn, khi tôm được thả ở mật độ cao, vì sẽ có nhiều cạnh tranh dẫn tới tôm bị phân cỡ.

Rõ ràng mật độ nuôi có vai trò rất quan trọng trong các hệ thống, góp phần cho những vụ nuôi thành công và rất cần được xem xét để có cơ sở thực hành các quá trình cho ăn ở tôm cho phù hợp. Việc nghiên cứu hành vi này sẽ mang lại lợi ích cho việc xác định những mật độ tối đa cho hiệu suất cao trong các ao nuôi thương phẩm. Ngoài ra cũng có thể xem xét việc bổ sung các loại thức ăn mới cho tôm.

Mật độ thả nuôi tăng lên có thể giúp cho sự gia tăng sản lượng lớn hơn. Tuy nhiên sự thất bại cũng rất có thể xảy ra. Do khi mật độ cao thì sự cạnh tranh sẽ rất lớn, làm tôm suy giảm sức khỏe cũng như gây nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Do đó, khi nuôi tôm ở những mật độ cao hơn, thường có nhiều yêu cầu hơn về sự cho ăn và các chiến lược quản lý ao.

Nhiều tác động tích cực của việc nuôi mật độ cao đã được tìm thấy, tỷ lệ tiêu thụ thức ăn của tôm lớn hơn rất nhiều, số lần tìm đến vó cũng nhiều hơn. Điều này phản ánh sự hạn chế về không gian sẵn có để tiêu thụ thức ăn, nên đòi hỏi tôm phải ra vào khu vực vó nhiều lần. Một mối tương quan thuận cũng đã được báo cáo giữa mức độ tiêu thụ thức ăn và khả năng hấp dẫn của thức ăn khi nuôi mật độ cao. Việc giảm tiêu thụ thức ăn ở mật độ thấp cũng sẽ giảm các tín hiệu tương tác giữa các cá thể tôm, trong khi các tín hiệu này rất quan trọng để thông báo cho các cá thể khác nơi nào có thức ăn, kích thích những con tôm khác tìm đến đó. Tôm nuôi ở mật độ cao có khoảng cách gần hơn, thời gian tiếp xúc kéo dài hơn và liên quan tích cực đến việc tiêu thụ thức ăn.

Hành vi thống trị của tôm trong một quần thể nhất định sẽ dẫn đến sự phân cực lớn giữa các thứ bậc. Sự xuất hiện của việc phân cấp này có thể tác động mạnh đến sản xuất thương mại. Rõ hơn một chút, việc phân cấp ở tôm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn và giao vĩ. Những cá thể thống trị sẽ sẽ hung hăng hơn và có quyền ưu tiên giành mồi hơn với các cá thể cấp dưới. Những cá thể này cũng có khả năng độc quyền trong thời gian dài và đương nhiên là tăng trưởng nhanh hơn cấp dưới. Dẫn đến một sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn được tiêu thụ giữa các cá thể tôm với nhau.

Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng. Một khi giảm thiểu được sự phân cực này sẽ có lợi cho sản xuất, vì sự phân chia giai cấp lớn sẽ gia tăng tỷ lệ căng thẳng và gây hấn của tôm, giúp tôm ít phân cỡ hơn trong quá trình nuôi. Các hành vi hung hăng thường xảy ra khi nguồn thức ăn bị hạn chế. Tuy nhiên sự thống trị cũng có mặt tốt, cho phép các cá thể khám phá môi trường mới tốt hơn dẫn tới cơ hội tiềm được thức ăn cao hơn. 

Những kẻ thống trị thường đến khu vực cho ăn trước tiên, tiêu thụ một lượng thức ăn cần thiết, sau đó dành thời gian cho việc kiếm ăn ở những khu vực khác. Ở đây không có nghĩa là  chúng sẽ ăn nhiều hơn các cá thể cấp dưới, mà chỉ chứng minh được khi nuôi mật độ cao tôm sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc bắt mồi. Cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập một mật độ thả tối ưu để giảm bớt sự phân cực. Cần nghiên cứu sâu hơn để biết được có liên quan hay không đến sự hấp thu dinh dưỡng của các cá thể tôm nuôi trong ao ở những cấp thống trị khác nhau.

Tìm kiếm