Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
Tại Hội nghị giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới diễn ra ngày 26/4, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5%.
Trong đó, sản lượng cá tra đạt 1,56 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu). Sản lượng tôm nước lợ đạt 950.000 tấn, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD (chiếm 44%).
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1,3 triệu ha. Sản lượng nuôi đạt 4,56 triệu tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 900.000 tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020, cá tra 1.560.000 tấn, nuôi biển 600.000 tấn, còn lại là các đối tượng nuôi khác.
Theo đại diện Tổng cục Thủy sản, dịch Covid-19 kéo dài khiến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bị gián đoạn, những quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa, vận tải biển bị ngưng trệ, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng. Một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
“Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức ăn tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm; diễn biến thời tiết phức tạp, thất thường, hạn mặn khốc liệt, kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long làm cho thủy sản dễ bị bệnh, tỷ lệ hao hụt lớn, ảnh hưởng sản xuất nuôi trồng thủy sản”, ông Luân nói.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá nước lạnh, tôm hùm, ốc hương, cá song cũng giảm, do các đối tượng này chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong các nhà hàng.
Tổng cục Thủy sản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với các nước cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi để có nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn để ổn định sản xuất.
Đề xuất Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các viện nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm giải pháp công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ động sản xuất.
Trong khi đó, nhấn mạnh các địa phương quan tâm phát triển các mô hình liên kết chuỗi để giảm trung gian, giảm giá thành sản xuất. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất, lưu thông giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, trục lợi, ép giá, tung tin thất thiệt (nếu có).
Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp cần tích cực tham gia phát triển các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tiếp cận thị trường, giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay.
Chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định cần có giải pháp kịp thời, quyết liệt để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của ngành thủy sản năm 2021.
Cụ thể năm 2021, Tổng cục Thủy sản đặt kế hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ổn định 1,3 triệu ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 450.000 ha, diện tích nuôi mặn, lợ 850.000 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,75 triệu tấn (bằng 104,2% năm 2020), trong đó sản lượng cá tra 1,55 triệu tấn, sản lượng tôm các loại 980.000 tấn và sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi khác như rô phi, cá biển.
Tổng cục Thủy sản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với các nước cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi để có nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn để ổn định sản xuất.
Đề xuất Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các viện nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm giải pháp công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ động sản xuất.
Trong khi đó, nhấn mạnh các địa phương quan tâm phát triển các mô hình liên kết chuỗi để giảm trung gian, giảm giá thành sản xuất. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất, lưu thông giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, trục lợi, ép giá, tung tin thất thiệt (nếu có).
Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp cần tích cực tham gia phát triển các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tiếp cận thị trường, giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay.
Chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định cần có giải pháp kịp thời, quyết liệt để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của ngành thủy sản năm 2021.
Cụ thể năm 2021, Tổng cục Thủy sản đặt kế hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ổn định 1,3 triệu ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 450.000 ha, diện tích nuôi mặn, lợ 850.000 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,75 triệu tấn (bằng 104,2% năm 2020), trong đó sản lượng cá tra 1,55 triệu tấn, sản lượng tôm các loại 980.000 tấn và sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi khác như rô phi, cá biển.