Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Đánh bắt bằng lưới vét đáy biển thải khí Cacbonic ngang ngành hàng không

Đánh bắt bằng lưới vét đáy biển thải khí Cacbonic ngang ngành hàng không

Home Tin Tức Đánh bắt bằng lưới vét đáy biển thải khí Cacbonic ngang ngành hàng không
Đánh bắt bằng lưới vét đáy biển thải khí Cacbonic ngang ngành hàng không
19/03/2021
35 Lượt xem

Chia sẻ với:

Đánh bắt bằng lưới vét đáy biển thải khí Cacbonic ngang ngành hàng không

Hoạt động đánh bắt bằng lưới vét đáy biển tạo ra 1 tỷ tấn CO2 mỗi năm và lượng CO2 này đang bị lục tung lên và thoát ra khỏi đại dương khi các tàu đánh cá sử dụng lưới vét đáy biển.

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature ngày 17/03 cho biết hoạt động đánh bắt bằng lưới vét đáy biển tạo ra 1 tỷ tấn CO2 mỗi năm, tương đương với toàn bộ lượng CO2 thải ra trong ngành hàng không.

Đáy đại dương chứa gấp đôi lượng COmà lòng đất trên hành tinh chúng ta có thể chứa được. Lượng CO2 này đang bị lục tung lên và thoát ra khỏi đại dương khi các tàu đánh cá sử dụng lưới vét đáy biển.

Các tác giả nghiên cứu cho biết việc bảo vệ các khu vực đặc biệt, nơi hoạt động đánh bắt nói trên diễn ra nhiều, có thể giúp giảm khí thải và bảo vệ các vựa cá toàn cầu.

Nghiên cứu trên phân tích các bản đồ về các "kho chứa" khí CO2 ở đáy biển, kết hợp với các dữ liệu từ vệ tinh về tình trạng đánh bắt bằng lưới vét để ước tính lượng CO2 bị thải ra hằng năm từ thói quen đánh bắt này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng lượng CO2 thoát ra tương đương với hơn 1 gigatonne, nhiều hơn lượng khí thải của bất kỳ nước nào, trừ Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản. Nhưng nếu chỉ cần bảo vệ 3,6% đại dương, có thể giúp ngăn chặn tới 90% lượng khí CO2 thoát ra từ hoạt động đánh bắt bằng lưới vét.

Nồng độ CO2 năm 2021 tăng hơn 50% so với thời tiền công nghiệp

Đồng tác giả Trisha Atwood, của Đại học Utah State, cho biết: "Đáy đại dương là kho chứa CO2 lớn nhất thế giới. Nếu muốn ngăn chặn được sự nóng lên của Trái Đất, chúng ta phải bảo vệ kho chứa CO2 này. Nhưng hằng ngày, chúng ta đang đánh lưới vét đáy biển, phá hỏng đa dạng sinh thái ở đó và làm thoát ra lượng CO2 đã được cất giữ từ hàng thiên niên kỷ, và bằng cách đó, chúng ta đang làm trầm trọng thêm sự biến đổi khí hậu."

Nghiên cứu trên khẳng định nếu các nước phối hợp bảo vệ 45% đại dương, sẽ được hưởng lợi 71% xét về mặt bảo tồn đa dạng sinh thái. Theo các tác giả, vì các vùng biển có đa dạng sinh thái nhất chủ yếu nằm trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nên cần hợp tác quốc tế để bảo vệ cuộc sống của đại dương.

Ông Nova Scotia, đồng tác giả nghiên cứu Boris Worm, thuộc Đại học Dalhousie ở Halifax, cho biết nghiên cứu trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của đại dương trong việc giảm biến đổi khí hậu và bảo tồn thiên nhiên.

Ông nói: "Đại dương bao phủ 70% diện tích Trái Đất nhưng đến nay tầm quan trọng của nó trong việc giải quyết các thách thức của thời đại chúng ta vẫn bị bỏ qua. Nếu muốn giải quyết ba thách thức lớn nhất của thế kỷ này - gồm mất đa dạng sinh thái, biến đổi khí hậu và thiếu lương thực, chúng ta phải bảo vệ đại dương".

Tìm kiếm