Rất nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) có chứa tinh dầu nên đã được trồng để dùng làm gia vị, làm chất kích thích và làm thuốc trong y học dân gian. Nhiều bộ phận của các loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) đều có thể được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia có sự khác nhau về loài và bộ phận được sử dụng của cùng một loài. Piper aduncum là một loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Amazon. Thành phần chính của hồ tiêu Piper aduncum là dilapiol (một chất có tác dụng chống nhiễm trùng và chống ký sinh trùng)
Tinh dầu đã được coi là một phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, vì chúng ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn so với thuốc thủy sản. Tinh dầu thảo dược đem lại lợi ích cho nuôi trồng thủy sản khi được sử dụng đúng cách.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng tinh dầu mà chúng được ứng dụng các phương pháp khác nhau, như phương pháp tắm (hoạt tính gây mê và kiểm soát một số ký sinh trùng), phương pháp cho ăn, khi bổ sung tinh dầu vào trong chế độ ăn của cá (tác dụng kích thích miễn dịch hay trong các thử nghiệm thử thách với vi khuẩn)...
Tinh dầu cây tiêu P. aduncum đã được ứng dụng trong nuôi cá: Như một chất gây mê, kích thích miễn dịch, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng.
Tinh dầu của P. aduncum đã được sử dụng để điều trị bệnh cho cá Queizoz và cộng sự 2012 đã cho thấy chiết xuất từ lá P. aduncum có tác dụng tẩy giun sán chống lại ký sinh trùng. Nghiên cứu của Chagas và cộng sự 2021 cũng cho thấy tinh dầu cây này cho thấy 100% hiệu quả tẩy ký sinh trùng trong ống nghiệm trong 24 giờ.