Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Doanh nghiệp thủy sản nhộn nhịp những tháng cuối năm

Doanh nghiệp thủy sản nhộn nhịp những tháng cuối năm

Home Tin Tức Doanh nghiệp thủy sản nhộn nhịp những tháng cuối năm
Doanh nghiệp thủy sản nhộn nhịp những tháng cuối năm
06/11/2021
40 Lượt xem

Chia sẻ với:

Doanh nghiệp thủy sản nhộn nhịp những tháng cuối năm

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nhưng các doanh nghiệp thủy sản vẫn cố gắng chớp lấy thời cơ: 3 nhà máy của Công ty CP Thủy sản Bình Định duy trì sản xuất, không nghỉ ngày nào; doanh nghiệp miền Tây mạnh dạn đầu tư máy xét nghiệm RT-PCR, nâng tần suất xét nghiệm nhằm sàng lọc F0.

Đơn hàng rất nhiều, làm không hết việc

Theo bà Cao Thị Kim Lan- Giasm đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO), Bình Định bùng phát dịch Covid-10 đợt 4 từ tháng 5 đến tháng 9 nhưng các nhà máy chế biến của công ty vẫn duy trì hoạt động xuyên suốt với hơn 1.000 công nhân. Nhờ vậy mà đến nay, BIDIFISCO mới cơ bản giải quyết được những đơn hàng xuất khẩu thủy sản năm nay.

"Năm nay công ty được giao kế hoạch thực hiện kim ngạch xuất khẩu đạt 65 triệu USD, tính đến hết tháng 9 chúng tôi đã thực hiện được 50 triệu USD. Suốt 5 tháng nay, 3 nhà máy chế biến thủy sản của chúng tôi đều thực hiện sản xuất theo phương án "3 tại chỗ", hơn 1.000 công nhân bám trụ nhà máy để làm việc, không ai về nhà.

Toàn bộ công nhân của công ty đã hoàn tất tiêm vacxin Covid-19 mũi 1 nên  hoạt động sản xuất sẽ được thuận lợi hơn. Còn 3 tháng cuối năm, chúng tôi sẽ phấn đấu đạt từ 18 - 20 triệu USD nữa. Dù năm nay phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ phấn đấu vượt kế hoạch được giao”, bà Cao Thị Kim Lan chia sẻ.

Hiện nay, thế giới gần như đã phủ sóng vacxin Covid-19, hoạt động kinh tế dần hồi phục và khởi sắc, theo đó nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy sản của thị trường cũng tăng mạnh. Hơn nữa, ở các nước là thị trường chủ đạo tiêu thụ mặt hàng thủy sản của công ty như Mỹ và châu Âu người dân sắp mừng lễ Noel và ăn tết dương lịch, nên sức tiêu thụ sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Trong đó, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ mạnh nhất, trong năm nay thị trường Mỹ ăn mạnh nhất mặt hàng cá ngừ đại dương của công ty. 

 

Đầu tháng 8 năm 2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, đây là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh giao thương với các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó có mặt hàng thủy sản.

Theo bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc BIDIFISCO, hơn 1 năm qua, Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Bởi, khi xuất khẩu vào thị trường các nước trong Liên minh châu Âu, thuế quan sẽ được giảm dần về 0% theo lộ trình của EU tùy từng thời điểm, trong đó có mặt hàng thủy sản.

Đó là điều kiện để các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Bình Định có cơ hội cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhất là với những nước đã được hưởng ưu đãi này từ trước đến nay.

Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long thiếu lao động

Hai tuần qua, nhiều doanh nghiệp thủy sản ở các tỉnh, thành miền Tây là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ phát hiện ca nhiễm nCoV. Để thích ứng với dịch Covid-19, các doanh nghiệp đầu tư thêm máy xét nghiệm RT-PCR và nâng tần suất xét nghiệm nhanh để ngăn chặn rủi ro, ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất.

ông Nguyễn Thanh Trong, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Sóc Trăng, cho biết KCN An Nghiệp lúc cao điểm có gần 23.000 công nhân. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, KCN này chỉ còn 18.000-20.000 công nhân vì vài doanh nghiệp có F0 khiến một số người lao động ngại đi làm vì sợ lây bệnh.

Để thích ứng với Covid-19, các doanh nghiệp tại KCN An Nghiệp đã xét nghiệm nhanh công nhân với tầng suất 3 ngày một lần. Việc xét nghiệm này tốn kém thêm nhiều chi phí nhưng giúp doanh nghiệp sớm bóc tách F0 ra khỏi dây chuyền sản xuất.

“Có 3-4 nhà máy phát hiện F0 vì mật độ tầm soát của doanh nghiệp rất cao. Việc xét nghiệm thường xuyên sẽ tốn kém nhưng giúp tách F0 ra khỏi nhà máy kịp thời để không ảnh hưởng đến sản xuất”, ông Trong chia sẻ.

Ông Trần Văn Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Sủng (chuyên chế biến tôm xuất khẩu tại Sóc Trăng) - cho biết doanh nghiệp thường xuyên test nhanh cho công nhân để sớm phát hiện rủi ro nếu có. Công nhân nghỉ 2-3 ngày khi quay lại xưởng làm việc đều được xét nghiệm nCoV.

“Chúng tôi chấp nhận tốn kém vì phát sinh thêm chi phí xét nghiệm cho công nhân. Thà tốn kém như vậy nhưng bình an là được, mong người lao động đừng gặp phải dịch bệnh”, ông Tuấn khẳng định.

Theo ông Tuấn, công ty đã thông báo tuyển công nhân để đủ lực lượng sản xuất nước rút vào những tháng cuối năm. Sau khi nhận hồ sơ, doanh nghiệp kiểm tra công nhân ở vùng có cấp độ dịch nào, tiêm vaccine ra sao.

Người tìm việc đã tiêm 2 mũi vaccine và đến từ vùng xanh sẽ được Công ty Khánh Sủng ưu tiên cho đi làm trước.

Tìm kiếm