21/01/2014
47 Lượt xem
Chia sẻ với:
Đồng bằng sông Cửu Long tăng nuôi trồng thủy sản lên 800.000ha
Để thực hiện thành công kế hoạch trên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tập trung phát triển nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cá tra là các loài có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ mạnh với diện tích hơn 690.000 ha. Đồng thời mở rộng nuôi các loài thủy sản nước lợ, nước ngọt khác như: cá hồng mỹ, cá hồng bạc, cá chẽm, cua, tôm hùm, cá rô phi, rô đồng, điêu hồng, lóc, chình, chép, mè, thát lát…
Bên cạnh đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; lành mạnh hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi; phổ biến rộng hơn kỹ thuật nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh đến tận cơ sở.
Mặt khác, các tỉnh sẽ triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường thế giới; tăng cường xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tiến tới cấp giấy chứng nhận đánh số cơ sở nuôi, vùng nuôi thủy sản.
Ngoài ra, các tỉnh sẽ triển khai kế hoạch cho người nuôi vay vốn cải tạo ao hồ, làm bè, mua con giống, thức ăn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đối với cá tra, các tỉnh đưa vào nuôi từ 5.500-6.000ha, chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn.
Theo VietNam+
Bên cạnh đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; lành mạnh hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi; phổ biến rộng hơn kỹ thuật nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh đến tận cơ sở.
Mặt khác, các tỉnh sẽ triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường thế giới; tăng cường xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tiến tới cấp giấy chứng nhận đánh số cơ sở nuôi, vùng nuôi thủy sản.
Ngoài ra, các tỉnh sẽ triển khai kế hoạch cho người nuôi vay vốn cải tạo ao hồ, làm bè, mua con giống, thức ăn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đối với cá tra, các tỉnh đưa vào nuôi từ 5.500-6.000ha, chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn.
Theo VietNam+