Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

Home Tin Tức Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn
Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn
03/07/2020
45 Lượt xem

Chia sẻ với:

Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

“Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tôm trên toàn thế giới, sản lượng nuôi tôm tăng đến 33% từ năm 2010 đến năm 2015. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất là hình thức phổ biến nhất ở nhiều quốc gia ven biển. Khi đó, sự phong phú của các cộng đồng sinh vật phù du trong môi trường sẽ là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm. Việc mở rộng các mô hình nuôi tôm hiện nay sẽ liên quan mật thiết đến chất lượng  môi trường, mà vấn đề lớn là sự tích lũy quá nhiều chất dinh dưỡng, hầu hết là do mật độ thả nuôi quá cao và bổ sung quá nhiều thức ăn công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự tích lũy của những chất thải hữu cơ trong lớp bùn đáy ao, kế đó là sự phát sinh nhiều độc tố ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển, sinh sản của tôm nuôi và cuối cùng là cả quá trình sản xuất tôm.

Một cách để kiểm soát lượng thức ăn hiệu quả là đặt nhá/vó hay thường xuyên siphon đáy. Khi nuôi tôm trong ao đất, người ta thường chú trọng vào lượng thức ăn bổ sung mà lại ít quan tâm đến vai trò của các loại thức ăn tự nhiên có sẵn. Động vật phù du nói chung là những sinh vật nhỏ, không xương sống trong môi trường nước, đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều acid amin thiết yếu cho tôm mà từ lâu đã bị bỏ quên và có rất ít nghiên cứu đi mở rộng về vấn đề này. Do đó, nếu làm rõ hơn về cấu trúc và chức năng của những quần thể động vật phù du này sẽ làm nền tảng cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi. Những sinh vật phản ứng nhanh với các tác nhân gây stress môi trường, chúng sẽ là các “nhà máy lọc sinh học” trong việc quản lý ao nuôi tôm. 

Sự thay đổi cấu trúc và chức năng  của những động vật phù du này có liên quan mật thiết đến tôm nuôi và mục đích thúc đẩy sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. Theo thời gian, tôm lớn lên cũng là lúc cộng đồng sinh vật này có xu hướng thay đổi thành phần. Do vi khuẩn là chính là nguồn thức ăn của các động vật phù du này, thành phần thức ăn của tôm theo thời gian cũng thay đổi, lập tức làm hệ thống vi khuẩn cũng có hướng  biến đổi thành phần. Thức ăn và vi khuẩn sẽ làm xáo trộn thành phần của quần thể động vật phù du. Nói cách khác sự thay đổi thành phần thức ăn theo giai đoạn của tôm sẽ làm thay đổi thành phần của quần thể động vật phù du trong ao. 

Tôm suy cho cùng vẫn là loài ăn tạp, ngoài thức ăn công nghiệp được bổ sung từ bên ngoài thì hệ thống thức ăn tự nhiên trong ao là rất quan trọng với chúng, cung cấp nguồn protein phong phú cho việc thúc đẩy sự tăng trưởng. Ví như hệ thống biofloc, thức ăn công nghiệp chỉ ở một mức độ nhất định khi lượng floc được nuôi cấy sẽ vừa là thức ăn và là các nhà máy sinh học xử lý môi trường. Dù là hệ thống nuôi bình thường thì tôm cũng tìm kiếm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao do thói quen và tập tính. Do đó, không thể phủ nhận vai trò của cả vi tảo và hệ thống động vật phù du đối với chế độ ăn hằng ngày của tôm.

Lượng chất thải trong ao sẽ tỉ lệ thuận với mật độ thả nuôi và có sự gia tăng số lượng đáng kể khi càng về thời điểm cuối vụ.  Sự tích lũy chất hữu cơ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy cho tôm nuôi, do có quá nhiều sinh vật (tảo, vi khuẩn…) phải sử dụng oxy cùng một lúc, khi đó nhiều loại khí độc dưới lớp nền đáy sẽ có cơ hội phát sinh. Tuy nhiên lượng động vật phù du lại giảm dần khi lượng oxy hòa tan ngày càng thấp, nhất là khu vực đáy ao. Một điều thú vị là hệ động vật này có thể sẽ cạnh tranh thức ăn đối với tôm. Đây lại được coi là một vai trò ý nghĩa khi kích thích sự tranh giành con mồi của tôm, làm tôm hoạt động mạnh hơn, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn và đương nhiên là khỏe mạnh hơn

Quan trọng là vậy, tuy nhiên cần có thêm một số nghiên cứu nửa về quần thể những động vật phù du trên thì mới đến được bước phát triển bền vững của nghề nuôi tôm  với chi phí đầu tư thấp. Điều này sẽ tối ưu hóa thức ăn đầu vào, bớt đi gánh nặng ô nhiễm với môi trường nuôi.

Tìm kiếm