Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Giá tôm thẻ giảm mạnh, ngư dân nuôi công nghệ cao điêu đứng

Giá tôm thẻ giảm mạnh, ngư dân nuôi công nghệ cao điêu đứng

Home Tin Tức Giá tôm thẻ giảm mạnh, ngư dân nuôi công nghệ cao điêu đứng
Giá tôm thẻ giảm mạnh, ngư dân nuôi công nghệ cao điêu đứng
07/05/2023
62 Lượt xem

Chia sẻ với:

Giá tôm thẻ giảm mạnh, ngư dân nuôi công nghệ cao điêu đứng

Gần đây, đầu ra con tôm nước lợ, nước mặn gặp khó khăn, giá tôm sụt giảm mạnh; trong khi đó chi phí đầu tư tăng cao; thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nhiều người nuôi thua lỗ nặng.

 

Ngày 6/5, giá tôm thẻ (nuôi theo mô hình công nghệ cao) thu mua tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL tiếp tục giảm mạnh. Giá tôm thẻ nuôi ao trải bạt loại 30 con/kg từ 134.000 -136.000 đồng/kg; nuôi ao đất 108.000 - 109.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ loại 40 con/kg nuôi ao trải bạt chỉ giá 111.000 đồng/kg, nuôi ao đất chỉ giá 108.000 đồng/kg.  Các loại tôm nước lợ, nước mặn ở các kích cỡ đều giám giảm sâu.

So với  thời điểm trước tết cổ truyền, mỗi kg tôm thẻ giá sụt giảm từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí đầu tư để nuôi tôm công nghệ cao rất cao; giá thức ăn, thuốc thú ý thủy sản, giá điện, nhân công tăng vọt nên nhiều ngư dân bị thua lỗ nặng.

Ông Nguyễn Tấn Phát, nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tâm tư: “Tôm loại 30 con/kg trước đây trên 200.000 đồng/kg, loại 40 con từ 170.000 -180.000 đồng/kg nay còn khoảng 110.000 đồng/kg. Tôm sụt nay mấy tháng giá thức ăn, điện tăng cao nhất.

Thời tiết nắng quá nhiệt độ cao nuôi tôm không thuận lợi, giá tôm sụt kiểu này không có lãi. Mấy người nuôi chậm lớn từ bằng vốn đến thua lỗ nặng. Một cái ao thu 4-5 tấn, kiếm lãi 100 triệu đồng rất khó. Nuôi tôm này làm sao phải xuất khẩu bền vững người dân mới dám đầu tư nuôi”.

 

Một trong những nguyên nhân làm cho giá tôm sụt giảm là do việc xuất khẩu chậm; trong khi đó diện tích nuôi tôm nước lợ, nước mặn ở vùng ĐBSCL tăng cao.

Tại tỉnh Cà Mau đã có vùng nuôi tôm nước mặn, lợ lớn nhất cả nước, với 280.000 ha. Ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu có vùng nuôi tôm nước lợ hơn 186.000 ha. Đây là 2 địa phương có doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh với quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 30% tổng diện tích nuôi tôm công nghệ cao, năng suất, sản lượng tôm thu hoạch tăng từ 2-3 lần. Tỉnh Bến Tre đã  phát triển hơn 36.000 ha tôm nước lợ ; trong đó có trên 2.500 ha tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao, đạt sản lượng trên 42.000 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ của tỉnh.

Tìm kiếm