Chia sẻ với:
Giá trị kinh tế của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - RAS
Giá trị kinh tế của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - RAS
Với nhu cầu ngày càng tăng về thủy hải sản và nguồn protein nuôi sống hàng tỷ người trên trái đất và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) cung cấp cho người nuôi một giải pháp thay thế cho ao, lồng và đánh bắt tự nhiên.
Bối cảnh
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (Recirculating Aquaculture Systems – RAS) đã trở thành một phần của hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn cầu, giúp vụ nuôi đạt hiệu quả và năng suất được nâng cao. Ví dụ, Blue Ridge Aquaculture Inc. (Hoa Kỳ), đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 30 năm và là trang trại đầu tiên đạt thành công trong việc ứng dụng RAS ở quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Một số trang trại sử dụng RAS đã hoạt động thành công ở Hoa Kỳ trong hơn 15 năm với quy mô nhỏ hơn nhiều. Sản xuất cá hồi hồi ở RAS tiếp tục nổi lên như một ngành có lợi nhuận trong chuỗi cung ứng các sản phẩm từ cá hồi.
Trong một số trường hợp, RAS được ứng dụng để nuôi cá giống trong mùa đông với kích thước lớn để thả ao vào mùa xuân nhằm đạt kích cỡ thu hoạch sớm hơn trong năm và kéo dài thời gian cho vụ nuôi của họ. Các trang trại khác đã lắp đặt RAS để sản xuất các loài cá đặc sản được bán với số lượng thấp hơn nhưng có giá trị cao trên thị trường. Vì vậy, những ví dụ trên đã được chứng minh về lợi nhuận RAS mang lại trong hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Điểm mới là các khoản đầu tư đáng kể vào các cơ sở RAS đã được lên kế hoạch hoặc đề xuất hoạt động trên quy mô rất lớn. Mặc dù có những ví dụ rõ ràng về các hoạt động kinh doanh dựa trên RAS đã đem đến lợi nhuận nhưng một số vẫn tiếp tục đề cập đến “tính kinh tế chưa được chứng minh” của RAS. Bài báo này sẽ cố gắng phân tích những gì đã biết về tính kinh tế của RAS.
Cuộc tìm
Các ao nuôi riêng lẻ cũng cho thấy rất nhiều sự biến đổi từ ao này sang ao khác ngay cả khi được xử lý theo cùng một cách, với hệ số biến thiên thường được đo là 20% đối với các thông số sản xuất chính. Sự thay đổi như vậy là do sự phát triển của sinh vật phù du trong ao, tạo nên các hệ sinh thái khác nhau.
Tuy nhiên, ngoài ưu thế tiết kiệm diện tích thì việc sử dụng năng lượng và chi phí đầu tư trong RAS vẫn còn là một thách thức khiến nhiều hộ nuôi e ngại. Phần lớn việc sử dụng năng lượng tương đối có liên quan đến nhu cầu sưởi ấm và làm mát để duy trì nhiệt độ nước ở phạm vi tối ưu cho loài cụ thể đó. Nuôi một loài động vật nhiệt đới, chẳng hạn như cá rô phi, ở vùng khí hậu phía bắc có thể sẽ cần nhiều nhiệt hơn so với nuôi cá rô phi trong RAS ở vùng khí hậu ấm hơn.
Tương tự như vậy, việc nuôi một loài động vật nước lạnh như cá hồi ở vùng có khí hậu ấm áp có thể sẽ cần sử dụng năng lượng hệ thống để làm mát nhiều hơn so với nuôi cá hồi ở vùng có khí hậu phía bắc. Do đó, khí hậu ở các địa điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chi phí và ở một mức độ nào đó sẽ hạn chế nơi đặt RAS để có thể hoạt động một cách hiệu quả và có lợi nhuận.
Thách thức
Các cuộc thảo luận về RAS thường tập trung vào khía cạnh tuần hoàn của việc sử dụng nước trong bể sản xuất. Công nghệ lọc sinh học ngày càng trở nên hiệu quả hơn theo thời gian và tạo ra khả năng tái chế tỷ lệ cao lượng nước được sử dụng để sản xuất cá, tôm trong RAS. Tuy nhiên, rõ ràng là tổng nhu cầu sử dụng nước của cơ sở RAS quy mô lớn là khá cao.
Các phương tiện truyền thông đưa tin và đơn xin cấp phép cho các cơ sở RAS được đề xuất đã yêu cầu hàng triệu lít nước (15 – 20 triệu lít/ngày) được bơm vào cơ sở với cùng một lượng nước được thải ra hàng ngày. Khối lượng nước đáng kể cần thiết cho RAS quy mô lớn, nghĩa là các cơ sở RAS phải được đặt ở nơi có thể tiếp cận được khối lượng và chất lượng nước cần thiết và nơi có hệ thống xả thải (được cơ quan quản lý) chấp nhận được.
Chất thải của RAS chủ yếu ở dạng bùn. Trong khi nghiên cứu đang diễn ra tìm cách tận dụng và tái chế bùn được tạo ra trong RAS, do chi phí xử lý bùn có thể rất lớn và góp phần dẫn đến sự sụp đổ của các hoạt động kinh doanh RAS.
kiếm chứng minh giá trị kinh tế của RAS
RAS có hiệu quả hơn sản xuất ao hoặc mương nuôi trồng thủy sản không? Xét về diện tích thì có. RAS cho năng suất thu hoạch cá, tôm trên mỗi ha đất nhiều hơn so với hình thức nuôi ao. Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng có vẻ cao hơn ở RAS so với các hệ thống sản xuất ngoài trời vì sản xuất trong nhà mang đến cơ hội kiểm soát tốt hơn các thông số nhiệt độ và chất lượng nước quanh năm.
Trong đó, mô hình nuôi ngoài trời phải chịu sự biến động nhiệt độ theo mùa, sự tổn thất bởi các loài chim săn mồi và các động vật khác cũng như những thách thức lớn hơn liên quan đến các biện pháp an toàn sinh học hiệu quả.
Trở ngại chính đối với sự thành công về mặt kinh tế của RAS là nhu cầu tăng hiệu quả sử dụng, đặc biệt là vốn (yếu tố chi phí lớn nhất trong RAS) và lao động, quản lý (yếu tố chi phí lớn thứ ba). Việc sử dụng thức ăn trong RAS hiệu quả hơn so với các hệ thống sản xuất khác, nhưng vốn và lao động, quản lý hiện vẫn còn là vấn đề thách thức.
Điều quan trọng trong sự phát triển công nghệ để cải thiện tính kinh tế của RAS là tăng sinh khối thu hoạch trung bình (không phải mức tối đa từng đạt được) trên mỗi mét khối thể tích nuôi tăng trưởng trong bể. Số kg trên mỗi m3 khối lượng sản xuất tăng trên mỗi kg sản phẩm bán ra sẽ phần nào giảm được chi phí đầu tư cho người dân.
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - RAS là một hình thức sản xuất có cường độ thâm canh cao, sử dụng vốn, lao động, năng lượng, nước và quản lý một cách chuyên sâu đến mức có rất ít chỗ cho những quyết định sai lầm và rủi ro khi giải quyết những thách thức không thể tránh khỏi nảy sinh trong quá trình nuôi. Cần nghiên cứu để xác định năng suất, chiến lược quản lý, phạm vi và quy mô của RAS để cung cấp hướng dẫn toàn diện cho các nhà sản xuất và đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.