31/12/2013
33 Lượt xem
Chia sẻ với:
Hợp tác đánh cá ở nước ngoài: Tiềm năng và khó khăn
Mô hình tiềm năng
Những năm gần đây, nghề khai thác biển gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân là vì nguồn lợi suy giảm. Trong khi đó, với chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển, năng lực khai thác của đội tàu cá trong nước liên tục tăng trưởng. Những yếu tố đó vừa tạo ra nhu cầu bức bách, đồng thời cũng thúc đẩy hợp tác về kinh tế biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Lãnh đạo các địa phương và DN trong nước đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, tìm hiểu các cơ hội và điều kiện hợp tác trong khai thác hải sản với nhiều địa phương ở các nước. Một trong những mối quan hệ hợp tác đầu tiên là thỏa thuận giữa Việt Nam và Inđônêxia thông qua hợp đồng giữa Công ty CP Đầu tư Đại Dương (TP Quy Nhơn, Bình Định) và Công ty Papua của Inđônêxia. Theo đó, năm 2013, phía Việt Nam sẽ đưa 40 tàu cá sang khai thác ở ngư trường thuộc Inđônêxia.
Ngày 30/8/2013 tại cảng cá Tắc Cậu (tỉnh Kiên Giang), Tổng cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá tổ chức lễ trao giấy phép cho hai DN thuỷ sản Việt Nam đưa 8 tàu đánh cá đầu tiên đi khai thác trên ngư trường Inđônêxia, chính thức hiện thực hóa hướng phát triển mới này.
“Tàu cá Việt Nam đã tham gia khai thác trên vùng biển của các nước bạn, nhưng chủ yếu là thông qua “thỏa thuận miệng” giữa chủ tàu với các DN nước ngoài ngay trên biển. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là khi xảy ra tranh chấp, các tàu cá Việt Nam luôn chịu phần thua thiệt. Chính vì thế việc đạt được một thỏa thuận hợp pháp, có sự bảo hộ của chính quyền hai quốc gia mang ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra hướng hợp tác kinh tế mới, bền vững lâu dài”- ông Trần Chí Viễn, PGĐ sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đánh giá.
Để tham gia khai thác trên ngư trường nước bạn, tàu cá Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ phía nước sở tại về đăng ký, đăng kiểm, qui định về lao động, đối tượng, kích cỡ, thời gian khai thác, ngư cụ cũng như những qui định về vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến,...
Ngoài ra, ông Đỗ Anh Dũng, GĐ Công ty CP đầu tư Đại Dương, cho biết: “Trong quá trình hoạt động, các tàu các Việt Nam cũng chịu sự quản lý rất khắt khe từ phía Inđônêxia. Lần này, chúng tôi đạt được thoả thuận đưa 40 tàu lưới kéo sang đánh bắt tại ngư trường nước bạn. Giá trị hợp đồng cho một năm cho mỗi đôi tàu là 90.000 USD”.
Ngư trường Inđônêxia được đánh giá là có tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á với nhiều chủng loại thủy sản giá trị cao. Theo ông Dũng, chuyến khai thác đầu tiên của 8 con tàu đã mang lại hiệu quả cao, năng suất ổn định với giá trị tương đương 150 triệu/ngày.
Đánh giá triển vọng của mô hình, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đây là mô hình hợp tác kinh tế mới, nhiều tiềm năng góp phần giải quyết khó khăn cho ngư dân. Ông khẳng định:“Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện quyết tâm thúc đẩy thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu hàng đầu là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”.
Vẫn tiềm ẩn không ít khó khăn
Với ngư trường rộng lớn, Inđônêxia rất mong muốn mở rộng hợp tác khai thác với tất cả các nước trong khu vực. Tại đây đã xuất hiện nhiều tàu cá của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan,… Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng: “Khó khăn của chúng ta là đội tàu của Việt Nam tuy nhiều về số lượng nhưng chủ yếu lại hoạt động riêng rẽ, thiếu tính liên kết, nên việc xin cấp giấy phép gặp nhiều trở ngại, cũng như gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở ngư trường nước bạn”.
Cũng theo ông Dũng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động khai thác của tàu cá tại Inđônêxia còn hạn chế; kho lạnh, nhà xưởng rất thiếu, dịch vụ hậu cần nghề cá dường như bỏ ngỏ. Vì thế, ông đề nghị: “Nhà nước có những cơ chế chính sách kêu gọi hợp tác đầu tư từ phía các tổ chức, DN trong nước, đặc biệt là những chính sách ưu đãi về vốn nhằm xây dựng nhà xưởng, bến tàu, kho lạnh và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá”.
Ngoài ra, ông cũng thông tin thêm, bên cạnh ngư trường Inđônêxia, ngư trường Mianma cũng có rất nhiều hứa hẹn. Việt Nam và Mianma đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, nước bạn cũng đang trong quá trình mở cửa sâu rộng. Nếu chúng ta biết tận dụng thì đây sẽ là cơ hội rất lớn đối với DN Việt Nam nói chung và các DN khai thác thủy sản nói riêng.
Ghi nhận những khó khăn được phản ánh, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích, ủng hộ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hợp pháp tại các nước trong khu vực, trong đó có việc đưa tàu cá Việt Nam sang hoạt động tại ngư trường nước ngoài. “Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, hoạt động này còn góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và đoàn kết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước bạn. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo, rà soát hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động này phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai”- Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thỏa thuận hợp tác đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác tại ngư trường nước ngoài mà trước mắt là việc 8 tàu đánh cá công suất lớn của tỉnh Kiên Giang lần đầu tiên được cấp phép hoạt động ở ngư trường Inđônêxia có ý nghĩa là bước đột phá mới trong hợp tác quốc tế về khai thác thuỷ sản. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của chính quyền, DN và ngư dân,…tin chắc mô hình này sẽ được rút kinh nghiệm nhân rộng, để ngày càng có nhiều tàu cá Việt Nam tham gia hoạt động khai thác hợp pháp tại ngư trường các nước khác.
Đỗ Văn Thông
Những năm gần đây, nghề khai thác biển gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân là vì nguồn lợi suy giảm. Trong khi đó, với chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển, năng lực khai thác của đội tàu cá trong nước liên tục tăng trưởng. Những yếu tố đó vừa tạo ra nhu cầu bức bách, đồng thời cũng thúc đẩy hợp tác về kinh tế biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Lãnh đạo các địa phương và DN trong nước đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, tìm hiểu các cơ hội và điều kiện hợp tác trong khai thác hải sản với nhiều địa phương ở các nước. Một trong những mối quan hệ hợp tác đầu tiên là thỏa thuận giữa Việt Nam và Inđônêxia thông qua hợp đồng giữa Công ty CP Đầu tư Đại Dương (TP Quy Nhơn, Bình Định) và Công ty Papua của Inđônêxia. Theo đó, năm 2013, phía Việt Nam sẽ đưa 40 tàu cá sang khai thác ở ngư trường thuộc Inđônêxia.
Ngày 30/8/2013 tại cảng cá Tắc Cậu (tỉnh Kiên Giang), Tổng cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá tổ chức lễ trao giấy phép cho hai DN thuỷ sản Việt Nam đưa 8 tàu đánh cá đầu tiên đi khai thác trên ngư trường Inđônêxia, chính thức hiện thực hóa hướng phát triển mới này.
“Tàu cá Việt Nam đã tham gia khai thác trên vùng biển của các nước bạn, nhưng chủ yếu là thông qua “thỏa thuận miệng” giữa chủ tàu với các DN nước ngoài ngay trên biển. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là khi xảy ra tranh chấp, các tàu cá Việt Nam luôn chịu phần thua thiệt. Chính vì thế việc đạt được một thỏa thuận hợp pháp, có sự bảo hộ của chính quyền hai quốc gia mang ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra hướng hợp tác kinh tế mới, bền vững lâu dài”- ông Trần Chí Viễn, PGĐ sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đánh giá.
Để tham gia khai thác trên ngư trường nước bạn, tàu cá Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ phía nước sở tại về đăng ký, đăng kiểm, qui định về lao động, đối tượng, kích cỡ, thời gian khai thác, ngư cụ cũng như những qui định về vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến,...
Ngoài ra, ông Đỗ Anh Dũng, GĐ Công ty CP đầu tư Đại Dương, cho biết: “Trong quá trình hoạt động, các tàu các Việt Nam cũng chịu sự quản lý rất khắt khe từ phía Inđônêxia. Lần này, chúng tôi đạt được thoả thuận đưa 40 tàu lưới kéo sang đánh bắt tại ngư trường nước bạn. Giá trị hợp đồng cho một năm cho mỗi đôi tàu là 90.000 USD”.
Ngư trường Inđônêxia được đánh giá là có tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á với nhiều chủng loại thủy sản giá trị cao. Theo ông Dũng, chuyến khai thác đầu tiên của 8 con tàu đã mang lại hiệu quả cao, năng suất ổn định với giá trị tương đương 150 triệu/ngày.
Đánh giá triển vọng của mô hình, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đây là mô hình hợp tác kinh tế mới, nhiều tiềm năng góp phần giải quyết khó khăn cho ngư dân. Ông khẳng định:“Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện quyết tâm thúc đẩy thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu hàng đầu là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”.
Vẫn tiềm ẩn không ít khó khăn
Với ngư trường rộng lớn, Inđônêxia rất mong muốn mở rộng hợp tác khai thác với tất cả các nước trong khu vực. Tại đây đã xuất hiện nhiều tàu cá của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan,… Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng: “Khó khăn của chúng ta là đội tàu của Việt Nam tuy nhiều về số lượng nhưng chủ yếu lại hoạt động riêng rẽ, thiếu tính liên kết, nên việc xin cấp giấy phép gặp nhiều trở ngại, cũng như gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở ngư trường nước bạn”.
Cũng theo ông Dũng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động khai thác của tàu cá tại Inđônêxia còn hạn chế; kho lạnh, nhà xưởng rất thiếu, dịch vụ hậu cần nghề cá dường như bỏ ngỏ. Vì thế, ông đề nghị: “Nhà nước có những cơ chế chính sách kêu gọi hợp tác đầu tư từ phía các tổ chức, DN trong nước, đặc biệt là những chính sách ưu đãi về vốn nhằm xây dựng nhà xưởng, bến tàu, kho lạnh và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá”.
Ngoài ra, ông cũng thông tin thêm, bên cạnh ngư trường Inđônêxia, ngư trường Mianma cũng có rất nhiều hứa hẹn. Việt Nam và Mianma đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, nước bạn cũng đang trong quá trình mở cửa sâu rộng. Nếu chúng ta biết tận dụng thì đây sẽ là cơ hội rất lớn đối với DN Việt Nam nói chung và các DN khai thác thủy sản nói riêng.
Ghi nhận những khó khăn được phản ánh, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích, ủng hộ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hợp pháp tại các nước trong khu vực, trong đó có việc đưa tàu cá Việt Nam sang hoạt động tại ngư trường nước ngoài. “Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, hoạt động này còn góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và đoàn kết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước bạn. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo, rà soát hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động này phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai”- Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thỏa thuận hợp tác đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác tại ngư trường nước ngoài mà trước mắt là việc 8 tàu đánh cá công suất lớn của tỉnh Kiên Giang lần đầu tiên được cấp phép hoạt động ở ngư trường Inđônêxia có ý nghĩa là bước đột phá mới trong hợp tác quốc tế về khai thác thuỷ sản. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của chính quyền, DN và ngư dân,…tin chắc mô hình này sẽ được rút kinh nghiệm nhân rộng, để ngày càng có nhiều tàu cá Việt Nam tham gia hoạt động khai thác hợp pháp tại ngư trường các nước khác.
Đỗ Văn Thông