Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Khó khăn trong phát triển cá rô phi đơn tính

Khó khăn trong phát triển cá rô phi đơn tính

Home Tin Tức Khó khăn trong phát triển cá rô phi đơn tính
Khó khăn trong phát triển cá rô phi đơn tính
14/03/2021
35 Lượt xem

Chia sẻ với:

Khó khăn trong phát triển cá rô phi đơn tính

Cá rô phi đơn tính được ngành nông nghiệp xác định là con nuôi chủ lực trong phát triển thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện không đạt mục tiêu đề ra, do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, nên chưa phát triển được vùng nguyên liệu.

 

Trong những năm gần đây, cá rô phi đơn tính trở thành đối tượng nuôi chính trong các thủy vực, ao, hồ nước ngọt của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Nhận thấy tiềm năng của cá rô phi đơn tính, từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Như Xuân...

 

Thực tế các mô hình này chỉ có hiệu quả kinh tế trong những năm đầu triển khai, sau đó không phát huy được do khó khăn thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” tại xã Bình Lương (Như Xuân). Sau hơn 5 tháng nuôi, nhờ tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất, nên cá có kích thước đồng đều, đạt trọng lượng bình quân 1 kg/con, tỷ lệ sống trên 90%, năng suất đạt gần 15 tấn/ha. Mô hình đã được các hộ xã Bình Lương tham gia thực hiện đánh giá cao, phù hợp với điều kiện ở miền núi. Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật giúp giảm chi phí, tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Toàn bộ sản phẩm của mô hình được Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Thanh Hóa thu mua theo hợp đồng. Ông Lê Đức Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Lương, cho biết: mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đã mở ra hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản của địa phương, bước đầu tạo cho người nuôi thay đổi tư duy sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Hiện, mô hình được nhân rộng ra 5 hộ nuôi trong xã.

Theo quy hoạch vùng nguyên liệu cá rô phi phục vụ chế biến, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015–2025 là 1.537 ha, với 41 vùng nguyên liệu tập trung ở các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn...; Trong đó, giai đoạn từ năm 2015-2020 là 1.010 ha, với 21 vùng nguyên liệu; giai đoạn từ năm 2021-2025 là 527 ha, với 20 vùng nguyên liệu. Đây là cơ hội để các địa phương trong tỉnh khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng mặt nước, tạo điều kiện để cá rô phi đơn tính trở thành con nuôi chủ lực, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay diện tích nuôi cá rô phi đơn tính tập trung thâm canh xuất khẩu mới có 169 ha, với sản lượng 3.380 tấn, đạt 16,9% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh vẫn đang còn tự phát, phân tán, manh mún khiến cho việc thu mua cá nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc sản xuất giống đối tượng này rất khó khăn khi nuôi giữ cá bố mẹ qua mùa đông giá lạnh. Việc áp dụng các quy trình, công nghệ sinh sản còn hạn chế, nên tỷ lệ chuyển đổi giới tính ở cá giống còn thấp, cá chậm lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả nuôi thương phẩm... Phần lớn, nguồn giống cá rô phi đơn tính chủ yếu được nhập từ Trung Quốc về ương nuôi và cung cấp ra thị trường.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo việc phát triển nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính, chuyển sang các đối tượng nuôi khác có tiềm năng, lợi thế hơn. Đồng thời, nghiên cứu nhân rộng các mô hình phát triển thủy sản ở các hồ thủy lợi, thủy điện và nuôi cá lồng trên biển ở thị xã Nghi Sơn để bù đắp cho sản phẩm cá rô phi đơn tính không đạt kế hoạch đề ra.

Tìm kiếm