Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Logistic hiệu quả - Chìa khóa năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Logistic hiệu quả - Chìa khóa năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Home Tin Tức Logistic hiệu quả - Chìa khóa năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Logistic hiệu quả - Chìa khóa năng lực cạnh tranh của Việt Nam
30/12/2013
54 Lượt xem

Chia sẻ với:

Logistic hiệu quả - Chìa khóa năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Hiệu quả của hệ thống logistics vẫn còn là thách thức

Là nền kinh tế phát triển nhanh trong quá trình chuyển đổi để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam đã tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản của sản xuất công nghiệp và đang ngày một gia tăng kết nối với phần còn lại của thế giới. Yếu tố chính trị ổn định, những chính sách cải cách kinhtế tích cực, vị trí địa lý thuận lợi với các tuyến thương mại hàng hải và trung tâm container,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành thương mại Việt Nam suốt 20 năm qua. XK của Việt Nam năm 2011 đạt mức tăng trưởng 34% năm 2011, 18% năm 2012 và dự kiến đạt 20% trong năm 2013. Đây là một thành công của Việt Nam

Tuy nhiên, thành quả đó lại đối lập với nhiều thách thức to lớn, như hàng hóa XK sử dụng công nghệ thấp, thâm hụt thương mại tăng và giá trị gia tăng nội địa thấp. Từ góc độ năng lực cạnh tranh thương mại, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng vì hạ tầng và kết nối giao thông yếu kém. Một trong số đó là sự giới hạn của các hành lang giao thông kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistic thấp. 

Bên cạnh đó, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực logistics vẫn đang là thách thức lớn. Trong khi không có một thước đo duy nhất và cuối cùng nào cho hiệu quả của lĩnh vực logistics, rất nhiều chỉ số cho thấy hệ thống logistics ở Việt Nam (bao gồm những chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu như chi phí lưu kho trong chuỗi cung ứng, tốc độ luân chuyển và bốc dỡ hàng chậm, tiếp cận nguồn nhân sự quản lý, xử lý giấy phép và thủ tục thông quan trong trong thương mại quốc tế…), vẫn còn kém hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và nhiều quốc gia châu Á đang phát triển khác. 

Tại hội thảo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh” do VCCI phối hợp với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ở Tp Hồ Chí Minh tháng 10/2013 vừa qua, ông Luis Blancas, chuyên gia của WB đã khẳng định, hoạt động logistics ở ViệtNam tăng trưởng khá nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng và các kết nối lại bị giới hạn. Do đó việc xây dựng được một hệ thống dịch vụ logistics hiệu quả chính là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh tại ViệtNam hiện nay. 

Thiếu sự tin cậy trong chuỗi cung ứng 

Báo cáo của WB cho thấy, chi phí hoạt động logistics ở Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong khu vực là do luôn thiếu sựtin cậy trong chuỗi cung ứng. 

Khi chi phí logistics bị phá vỡ do các thành phần của chuỗi, rõ ràng là hoạt động logistics kém hiệu quả của Việt Nam không phải bắt nguồn từ chi phí vận chuyển cao (đặc biệt, tình hình dư thừa năng lực hiện tại của ngành vận tải sẽ dẫn đến xu hướng giảm giá thành vận chuyển). Thực tế, chi phí kho bãi và chi phí lưu kho mới là yếu tố chính, mà hai yếu tố này phụ thuộc trực tiếp vào độ tin cậy và khả năng dự đoán được chuỗi cung ứng. 

Phân tích của WB đã chỉ rõ 5 nguyên nhân chính dẫn tới sự không đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng để kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới. 

Trước hết, là những quy định cồng kềnh và không dễ diễn giải của Chính phủ. Do đó, việc thực thi không thống nhất, dẫn đến quá trình thực hiện các thủ tục thông quan XNK diễn ra lâu và khó hơn so với các nước bạn. Chi phí hành chính cao hơn cho chủ sở hữu hàng hóa (BCO) và các nhà cungcấp dịch vụ logistics (LSP). 

Bên cạnh đó, cộng đồng BCO và LSP cho rằng cần phải có các khoản phí bôi trơn (tiền “trà nước”) cho cơ quan Hải quan và cán bộ để hàng hóa XNK di chuyển trong chuỗi cung ứng đỡ bị chậm trễ. Điều này thổi phồng giá logistics cho các thủ tục thông quan, tạo nên sự không đồng đều và minh bạch đối với các hoạt động thương mại quốc tế. 

Mặt khác, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được lên kế hoạch và chủ yếu thực hiện một cách rời rạc, không có phương pháp tiếp cận chiến lược, không sử dụng phương thức tích hợp đa phương tiện và ít cân nhắc đến vấn đề cung cầu. 

Theo ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), hiện nay việc phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch cảng biển của Việt Nam có sự không đồng bộ rất lớn giữa quy hoạch và thực hiện quy hoạch, không có sự tập trung và không theo sát thực tế. Nhiều cảng xây xong không có đường vào, không có kho bãi, không có dịch vụ hay đại lý, hệ thống thông tin mã hóa cũng không có chuẩn mực sử dụng chung, … 

Còn 2 nguyên nhân khác nữa là ngành vận tải đường bộ phân tán nhỏ, cung cấp các dịch vụ dưới tiêu chuẩn cho BCO so với các nước bạn và hệ thống cảng biển nước sâu mới Cái Mép – Thị Vải chưa được khai thác triệt để, dưới mức công suất để trở thành một trung tâm trung chuyển làm xương sống cho các hoạt động liên lục địa mà cảng này có thể đảm nhận. 

Chìa khóa cho tăng trưởng và năng lực cạnh tranh 

Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam cho rằng, để tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần quan tâm phát triển 3 trụ cột, đó là: Tăng cường năng lực đáp ứng của dịch vụ hạ tầng giao thông vận tải và logistics; Cải thiện thủ tục pháp quy trong giao dịch thương mại qua biên giới, tiến tới tự động hóa hoàn toàn các thủ tục thông quan vào năm 2014; và Cuối cùng là phải tiến hành tái cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hóa XK để tăng GTGT. 

Ngoài ra, WB cũng đã đưa ra 5 sáng kiến giúp Việt Nam có thể cải thiện chuỗi cung ứng và thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong vòng 5 đến 10 năm tới. Đó là: Hiện đại hóa hải quan; Đảm bảo các quy định và hoạt động của Chính phủ liên quan tới thương mại quốc tế phải minh bạch vànhất quán; Xây dựng các dự án hạ tầng giao thông vận tải đa mô hình và sử dụng phương pháp tích hợp đa phương tiện; Thúc đẩy ngành vận tải đường bộ chuyên nghiệp hơn; và Thúc đẩy mở rộng kinh doanh tại cảng Cái Mép - Thị Vải. 

Ông Luis Blancas cho rằng, hải quan Việt Nam nên tăng gấp đôi nỗ lực trong việc tự động hóa hoàn toàn các thủ tục thông quan vào năm 2014 như kế hoạch, giảm đáng kể sự can thiệp của con người vào công việc giấy tờ, đem lại quy trình thông quan nhất quán, hoàn tất các thủ tục thông quan đúng thời hạn. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo các quy định và hoạt động của chính phủ liên quan tới thương mại quốc tế phải minh bạch, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và giảm chi phí cho các bên tham gia. 

Theo tính toán, thời gian phụ trội thêm liên quan đến các thủ tục thông quan cho hàng hóaquốc tế ở ViệtNam đã khiến cho BCOs tiêu tốn khoảng 96 triệu USD trong năm 2012 và dự kiến khoảng 182 triệu USD năm 2020. Tương tự, các khoản phí “bôi trơn” cho các cán bộ cũng chiếm khoảng 15% trong tổng chi phí của một container 40’ và khoảng 13% trong tổng chi phí cho một container XK thông thường. 

WB cho rằng với mục tiêu trở thành nước công nghiệp năm 2020, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào việc cải thiện năng suất thương mại và xem đây là một trong những nguồn lực tăng trưởng. Về mặt này, năng lực cạnh tranh, đặc biệt là tính hiệu quả trong logistics và vận tải, đang ngày càng trở thành một động lực quan trọng, thúc đẩy chính cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam 

Tìm kiếm