Chia sẻ với:
Ngành thủy sản phải làm gì để giảm phát thải nhà kính
Ngành thủy sản phải làm gì để giảm phát thải nhà kính
Ngành thủy sản bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chế biến-xuất khẩu thủy sản.
Hiện nay các hoạt động này đã góp phần vào nâng cao thu nhập của người dân và gia tăng GDP của cả nước. Tuy nhiên hoạt động này cũng góp phần dẫn đến phát thải nhà kính. Cùng hưởng ứng với các lĩnh vực khác trong vấn đề giảm phát thải nhà kính thì ngành thủy sản cũng hành động, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản.
Khí thải nhà kính trong thủy sản
Trong lĩnh vực nông nghiệp có 3 loại khí thải nhà kính chủ yếu là khí các-bô-nic (CO2 ), khí mê-tan (CH4 ) và khí ô-xít-nitơ (N2 O) và làm gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Trong nuôi trồng thủy sản có 2 nguồn gây ra phát thải nhà kính chính là:
Phát thái từ thức ăn: Trong nuôi trồng thủy sản thức ăn dư thừa và các vi sinh vật có hại đóng vai trò chính gây nên khí thải nhà kính và dịch bệnh trên tôm nuôi. Lượng thức ăn công nghiệp được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng chất thải ra môi trường nước.
Một số nguồn thải chính như nước thải từ nguồn thức ăn dư thừa (thức ăn trong nuôi tôm, cá chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất, tuy nhiên chỉ có khoảng 25-30% chất dinh dưỡng của thức ăn được chuyển đổi thành các sản phẩm tô, cá, và khoảng 70-75% lượng dinh dưỡng còn lại sẽ được thải ra môi trường nuôi), phân và các chất bài tiết của tôm; bùn thải chứa các loại hóa chất, thuốc kháng sinh tích tụ và tồn lưu cho môi trường.
Phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu trong quá trình sản xuất: Sử dụng điện và dầu từ các thiết bị vận hành quá trình sản xuất (vận hành máy bơm, máy sục
Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính
Trong nhiều năm qua, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến công nghệ trong nuôi trồng thủy sản và cũng tập trung nghiên cứu để giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính, chất thải hữu cơ trong môi trường ao nuôi. Việt Nam đã có những nỗ lực thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nghiên cứu và triển khai các hành động để phát thải nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.
Đồng thời cũng tham gia cam kết giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan (CH 4 ) vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2020. Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên tham gia Thỏa thuận này.
Việc thực hiện giảm phát thải nhà kính cần có sự hỗ trợ kinh phí rất lớn từ chính phủ và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Chi phí giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp và chất thải xác định hiện tại được định lượng thông qua các phương pháp mô hình hóa dẫn đến “chi phí giảm thải” của các công nghệ khác nhau. Các chi phí này được ước tính là chi phí âm, thấp hoặc hợp lý đối với một số công nghệ và phương pháp, nhưng cao hơn đối với các công nghệ khác (MONRE, 2015).
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được liệt vào nhóm các kỹ thuật nông nghiệp bổ sung có tiềm năng lớn nhưng chi phí cao hơn:
- Tăng cường sử dụng khí sinh học (A1).
- Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (A8).
- Sử dụng than sinh học (A4, A10).
- Cải thiện chất lượng và dịch vụ nuôi trồng thủy sản, như nguyên liệu đầu vào và thức ăn (A12).
- Cải tiến công nghệ nuôi trồng thủy sản và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản (A13).
- Cải tiến công nghệ chế biến thực phẩm và xử lý chất thải trong chế biến thủy sản (A15).
Giải pháp
Ứng dụng các thiết bị vận hành hệ thống ao nuôi giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm bằng cách: i) thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống quạt nước hợp lý ii) ứng dụng hộp giảm tốc và con lăn để giảm tiêu thụ điện năng, iii) sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong sản xuất.
Một giải pháp tiềm năng nằm ở vi khuẩn tiêu thụ khí mê-tan được gọi là sinh vật dị dưỡng. Những vi khuẩn này có thể được phát triển trong một lò phản ứng sinh học được làm lạnh, chứa đầy nước, được cung cấp khí mê-tan, oxy và các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và các kim loại vi lượng. Sinh khối giàu protein có thể được sử dụng làm bột cá trong thức ăn nuôi trồng thủy sản, bù đắp nhu cầu bột cá làm từ cá nhỏ hoặc thức ăn từ thực vật cần đất, nước và phân bón.
Ngành công nghiệp chăn nuôi, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản cũng hướng đến sử dụng rong biển là một lựa chọn để giảm phát thải khí mê-tan.
Đồng thời, áp dụng kỹ thuật nuôi và tái sử dụng lại phú nhưỡng trong ao nuôi để hạn chế việc tạo khí phát thải nhà kính. Kết quả từ nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình góp phần nuôi thủy sản bền vững.