Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Nhận biết các loại tôm thẻ và cách chọn tôm thẻ tươi

Nhận biết các loại tôm thẻ và cách chọn tôm thẻ tươi

Home Tin Tức Nhận biết các loại tôm thẻ và cách chọn tôm thẻ tươi
Nhận biết các loại tôm thẻ và cách chọn tôm thẻ tươi
16/04/2023
58 Lượt xem

Chia sẻ với:

Nhận biết các loại tôm thẻ và cách chọn tôm thẻ tươi

Tôm thẻ được biết đến là loại tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng, cần thiết cho cơ thể. Thường được chọn để chế biến nhiều món ăn ngon. Qua bài viết này,sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin về các loại tôm thẻ và cách chọn được những con tôm tươi nhé.

Đôi nét về tôm thẻ

Thuộc họ tôm panda, tôm Thẻ có nguồn gốc gốc từ vùng đông Thái Bình Dương. Đây là loại hải sản được đánh bắt thường xuyên, được chọn là nguyên liệu để chế biến trong những bữa ăn. 

Loại tôm này có kích thước khá nhỏ, có 2 màu đặc trưng, đó là màu vàng hoặc màu xanh, nhưng khá nhạt màu. Thân tôm có 6 đốt và phần chân có màu trắng ngà hoặc màu trắng đục. Lớp vỏ tôm khá mỏng, hơi mờ đục, nên bạn có thể nhìn thấy thịt tôm và đường chỉ tôm. Mặc dù lớp vỏ khá mỏng, thế nhưng vẫn bảo vệ thân tôm chắc chắn.

 

Tôm thẻ thường sống ở những vùng nước mặn, độ sâu dao động đến 70 mét, nhiệt độ tầm 26 đến 28 độ C. Đây là loại tôm được đánh giá có khả năng thích nghi cao với môi trường. Sức sinh trưởng, sức đề kháng tốt hơn các loại tôm khác. 

Cộng với việc mang lại giá trị dinh dưỡng cao, thịt dai, hương vị ngọt,... Ngoài ra, đa dạng cách chế biến nên tôm thẻ được nhiều khách hàng yêu thích. Điều này, giúp tôm thẻ trở thành loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

Tôm thẻ được nuôi ở nhiều địa phương tại các ao nước lợ, nước mặn ven biển, mang giá trị xuất khẩu vô cùng cao. Để nhận biết các loại tôm thẻ dựa vào màu sắc, bao gồm 3 loại phổ biến. Đó là: Tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ chân bạc, tôm thẻ đuôi đỏ. Hiện nay, tại Việt Nam, tôm thẻ được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Một số loại tôm thẻ phổ biến

Tôm thẻ có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ mang trên mình những đặc điểm khác nhau. Từ môi trường sinh sống cho đến chế độ dinh dưỡng. Một số loại tôm thẻ phổ biến nhất hiện nay.

Tôm bạc thẻ

Tôm bạc thẻ có tên gọi bằng tiếng Anh là Banana Prawn, hay được gọi bằng những cái tên khác nhau là tôm bạc gân hoặc tép bạc. Thân hình tôm thẻ bạc thường là mày trắng đục hoặc màu mờ trong. Đây cũng là lý do vì sao, loại tôm này được gọi là tôm bạc thẻ.

 

Chân của tôm có màu xanh lục nhạt, rìa chân có viền lông tơ màu đỏ tía. Ở Việt Nam, loài này được nuôi nhiều ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, hay địa phận các con sông như: Ông Lớn, Ông Trang, Xẻo Nhàu, Bảy Háp,...

Tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng được xem là loại tôm phổ biến nhất. Chúng có tên gọi đặc biệt như vậy bởi vì đặc điểm ngoại hình chân có màu ngả trắng đục. Có nguồn gốc từ vùng đông Thái Bình Dương.

 

Loại tôm này sống trong môi trường nước mặt, có độ sâu khoảng 70m. Khi còn nhỏ sẽ sống ở những vùng cửa sông hoặc gần bờ, đến khi trưởng thành, chúng sẽ di chuyển ra biển.

Đây là loại tôm có mức sinh trưởng và đề kháng cao. Mặc dù thích nghi với điều kiện nước mặn. Nhưng bởi vì có giá trị kinh tế cao nên chúng được nuôi tại vùng nước lợ. Đặc biệt, tôm Thẻ chân trắng cũng có thể sống ở môi trường nước ngọt, có độ mặn dưới đáy nước.

Tôm thẻ đuôi đỏ

Còn được gọi với cái tên khác là tôn Thẻ Ấn Độ. Tên tiếng anh là Indian White Prawn. Cũng giống như tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ đuôi đỏ lúc còn nhỏ thường sinh sống ở gần bờ hoặc cửa biển. Đến khi chúng trường thành, sẽ di chuyển ra biển. Sống với độ sâu 90m, đặc biệt yêu thích ở những bơ bùn hoặc bùn cát dưới đáy biển. Một con tôm thẻ Ấn Độ trưởng thành sẽ có chiều dài lên đến 22cm.

 

 

Phân biệt tôm thẻ nuôi và tôm thẻ biển

Trong số các loại tôm thẻ vừa kể, thì tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam. Chính vì vậy mà loại tôm này được bán khắp nơi. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng và yếu tố dinh dưỡng. Nhiều người lại yêu thích tôm thẻ biển hơn. 

Bạn có thể phân biệt được tôm thẻ nuôi và tôm thẻ biển như sau:


Tôm thẻ biển
Tôm thẻ nuôi
Màu sắc Do bản chất sinh sống tại biển, nên màu của tôm thẻ biển sẽ nghiêng về sáng bóng, trơn mượt và có chút ánh vàng đẹp mắt.
Tôm thẻ nuôi có màu ánh xanh đặc trưng.
Kích thước Tôm thẻ biển có kích thước nhỉnh hơn một chút. Một con tôn trưởng thành dài khoảng 22cm.
Tôm thẻ nuôi có kích thước nhỏ hơn.
Hương vị Hương vị tôm biển đậm đà, ngon, dai ngọt tự nhiên hơn tôm nuôi.
Tôm nuôi có thớ thịt săn chắc, thịt tôm ngọt, thơm, ăn không bị bở.
Giá cả Tôm biển khó đánh bắt hơn, lại có kích thước nhỉnh nhau, nhu cầu mua nhiều hơn nên sẽ có giá cao hơn so với tôm nuôi.

Tôm nuôi có giá thấp hơn so với tôm biển.

Dinh dưỡng có trong tôm thẻ

Tôm thẻ cung cấp một lượng lớn Protein, Omega 3, Canxi,... và một số chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Vitamin B12, Vitamin A, sắt hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Trong đó, Selen và Omega 3 là hai chất có khả năng tấn công, ngăn chặn tế bào ung thư.

Tuy nhiên, không phải vì giá trị dinh dưỡng nhiều như vậy, mà bạn lại dung nạp nhiều tôm thẻ trong thời gian dài. Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi ngày, mỗi người chỉ cần hấp thụ 100g tôm là được. Còn với trẻ em, cần giảm một nửa, múc 20 - 50g.

 

Nếu ăn quá nhiều tôm, sẽ gây ra phản ứng ngược, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ ít đi. Thêm vào đó là tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, thậm chí là tiêu chảy. Lưu ý, khi ăn nên bỏ vỏ tôm nhé!

Lưu ý, khi ăn nên bỏ vỏ tôm nhé! Bởi vì nhiều khách hàng luôn suy nghĩ canxi của tôm nằm tập trung tại phần vỏ. Tuy nhiên, điều này được cho là quan niệm sai lầm. Bởi vỏ tôm rất cứng, sẽ gây khó khăn cho dạ dày khi tiêu hóa, ngoài ra chúng còn chứa độc tố gây hại. Và dù có ăn tôm nuôi hay tôm biển thì bạn cũng nên chế biến chín tôm, hạn chế ăn những món tái, sống như gỏi tôm, tôm tái chanh, tôm sốt thái,...

Cách lựa chọn tôm thẻ tươi

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn tôm thẻ nào cho tươi ngon, thì hãy áp dụng một số cách dưới đây nhé:

- Lựa chọn mua những con tôm còn sống, tôm đang bơi. Như vậy bạn không cần đắn đo về mức độ tươi sống của tôm.

- Dựa vào màu sắc của tôm để phân biệt: Tôm tươi thường có màu xanh hoặc ánh vàng, con tôm nhìn rất bóng, không một dấu hiệu trầy xước.

- Khi cầm nắm tôm, bạn chú ý rõ phần cổ tôm. Đầu tôm gắn với thân tôm không được lỏng lẻo, hay rụng rời bộ phận. Tôm tươi phải còn nguyên vẹn đầu, thân, đuôi và chân.

- Bạn có thể kiểm tra tôm tươi hay ươn qua các khớp trên thân tôm. Nếu cầm con tôm không chắc tay, các khớp lỏng lẻo thì đó chắc chắn là con tôm ươn. Nhưng nếu thấy các khớp tôm cứng cáp, không bị giãn ra nhiều thì đó là tôm tươi.

- Kiểm tra độ đàn hồi của tôm. Con tôm tươi có độ đàn hồi tốt, khi cầm rất chắc tay. Không quá mềm cũng không quá cứng. Trái lại với những con tôm ươn, chúng sẽ rất mềm, cứng và không hề có độ đàn hồi.

- Hoặc nếu bạn thấy con tôm không có màu đặc trưng, thay vào đó là màu ngả đỏ hay màu đen hoặc có mùi hôi khó chịu. Cộng với việc tôm tiết ra các chất giống dịch nhầy, có mùi tanh nồng thì đừng mua nhé. Vì đó là những con tôm đã chết từ lâu và đã mất hết chất dinh dưỡng.

Tóm lại, tôm thẻ là loại hải sản được vô số người yêu thích, xuất hiện trong các mâm cơm gia đình từ Bắc đến Nam. Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại tôm thẻ và các chọn tôm tươi khi mua. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang quan tâm.

Tìm kiếm