Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS

Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS

Home Kĩ Thuật Nuôi Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS
Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS
12/02/2014
87 Lượt xem

Chia sẻ với:

Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS

Có nhiều báo cáo về các giải pháp không dùng kháng sinh như là nuôi ghép và sử dụng công nghệ biofloc để giảm thiệt hại do dịch bệnh bùng phát trên tôm. Trong đó, nuôi ghép tôm với cá rô phi có nhiều lợi ích trong việc kiểm soát nhóm vi khuẩn Vibrio gây bệnh phát sáng trên tôm như V. harveyi. Nguyên nhân gây bệnh EMS được xác định thuộc nhóm vi khuẩn Vibrio có tên là V. paraheamolyticus  có quan hệ gần gủi với vi khuẩn V. harveyi, do đó nuôi ghép tôm với cá rô phi cũng có thể mang lại lợi ích tương tự trong việc kiểm soát mầm bệnh này.

Các nghiên cứu tại vùng nuôi tôm ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi EMS cho thấy, các ao nuôi ghép với cá rô phi thường cho tỷ lệ sống của tôm cao hơn. Tuy nhiên, cần thiết phải có những nghiên cứu tiêu chuẩn ở trong phòng thí nghiệm để xác định hiệu quả của cách tiếp cận này trong việc kiểm soát bệnh AHPND/EMS.  

12185244824_43a6823a47_o.jpg
Hình 1: Tôm sau 10 ngày gây cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus, tôm A1, A2, C2, B1 và B2 có dạ dày, ruột giữa và gan tụy bình thường. Tôm còn lại có dấu hiệu của EMS: dạ dày không có thức ăn, gan tụy có màu nhợt nhạt, ruột không có thức ăn. 

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Arizona để xác định ảnh hưởng của nuôi ghép cá rô phi với việc kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do Vibrio parahaemolyticus và tỷ lệ chết trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei. Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được tiến hành với 3 lần lặp lại. 

- Nghiệm thức A: là nghiệm thức đối chứng âm, bể nuôi được chuẩn bị 14 ngày trước khi thả tôm nuôi và không có thả cá rô phi. 
- Nghiệm thức B: bể nuôi được thả cá rô phi 14 ngày, sau đó bắt cá ra và thả tôm thí nghiệm vào nuôi, tiếp theo gây cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh.  
- Nghiệm thức C: bể nuôi được chuẩn bị với cá rô phi trong 14 ngày, sau đó cá rô phi được thả trong các lồng và các lồng được đặt trong bể nuôi, tiếp sau đó là gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus. 
- Nghiệm thức D: bể nuôi được chuẩn bị trước 14 ngày, không thả cá rô phi sau đó gây cảm nhiễm.  
- Nghiệm thức E: là nghiệm thức đối chứng dương với bể nuôi chứa nước sạch có độ mặn 20 ppt được chuẩn bị 1 ngày trước khi thả tôm, sau đó tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh.

Thí nghiệm gây cảm nhiễm được tiến hành trong 10 ngày với dung dịch vi khuẩn V. parahaemolyticus có nồng độ 3x10^5 tế bào/mL nước bể nuôi.

Kết quả thí nghiệm

Các bể nuôi được chuẩn bị trước đó 14 ngày đã sinh tảo trong bể và thiết lập một quần thể sinh vật cân bằng gần giống với môi trường ao nuôi, mật độ vi khuẩn trong các nghiệm thức A, B, C và D không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn ở các nghiêm thức này cao hơn 3 log so với nghiêm thức đối chứng dương. 

Thí nghiệm gây cảm nhiễm trong 10 ngày cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức theo tứ tự như sau: 97.78%; 91.11%; 6.67%; 20% và 0%. Tôm có tỷ lệ sống cao ở nghiệm thức A cho thấy điều kiện thí nghiệm phù hợp cho tôm sinh sống (Hình 2). 

12184822125_90fbf76eaf_o.jpg
Hình 2: Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức sau khi gây cảm nhiễm vi khuẩn

Trong khi đó, tỷ lệ sống 0% ở nghiệm thức đối chứng dương cho thấy vi khuẩn dùng trong thí nghiệm này có độc lực rất cao. Mặc dù mầm bệnh vi khuẩn gây nên EMS được phân lập trong nước và tôm thí nghiệm ở các nghiệm thức gây cảm nhiễm, nhưng kết quả phân tích mô bệnh học cho thấy có sự tương quan giữa tỷ lệ chết của tôm và mức độ tổn thương trên mẫu mô phân tích. Mật số vi khuẩn trong nước ở các nghiệm thức B, C và D giảm thấp có ý nghĩa so với mật số vi khuẩn ban đầu khi dùng gây cảm nhiễm. Ngược lại, mật số vi khuẩn ở nghiệm thức đối chứng dương có sự phát triển bùng nổ, cao hơn rất nhiều so với mật số vi khuẩn dùng để gây cảm nhiễm. Điều này cho thấy, cộng đồng sinh vật trong nước có thể tương tác với vi khuẩn gây bệnh. 

Thảo luận

Bệnh do nhóm vi khuẩn phát sáng Vibrio gây thiệt hại nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm. Một ứng dụng của công nghệ nước xanh (green water technology) từ việc nuôi kết hợp cá rô phi trong nuôi tôm sú đã cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn Vibrio gây bệnh phát sáng. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy các dòng vi khuẩn và tảo trong hệ thống nước xanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn V. harveyi. 

Nhận định

Đây là nghiên cứu bước đầu chứng minh rằng các sinh vật bản địa hình thành bởi việc nuôi ghép cá rô phi hoặc có sự chuẩn bị bể trong một thời gian nhất định trước khi thả tôm có thể làm giảm tỷ lệ chết của tôm trong thí nghiệm cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh EMS. Tuy nhiên, nếu như tảo bị tàn làm cho môi trường có nhiều dinh dưỡng hơn có thể là nguyên nhân làm tăng mật độ vi khuẩn gây bệnh EMS trở lại. Ngoài ra, khi không có các sinh vật cạnh tranh trong nước vi khuẩn V. parahaemolyticus có thể gia tăng nhanh mật số và có thể gây bệnh. Kết quả nghiên cứu này góp phần giải thích cho việc AHPND/EMS thường xuất hiện trong những ao nuôi tôm không có tảo (nước trong) hoặc sau khi tảo tàn (nở hoa). 
 
Tìm kiếm