Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Home Tin Tức Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa
Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa
27/05/2021
37 Lượt xem

Chia sẻ với:

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Hiện đang vào thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 490/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng.

Theo dự báo từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2021, đặc biệt vào thời điểm giao mùa từ tháng 4 đến tháng 5/2021, các yếu tố môi trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm hùm nuôi, bên cạnh đó, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ tôm hùm của người nuôi có thể chậm.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thủy sản đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương thực hiện một số nội dung sau:

Tổ chức xác nhận đăng ký nuôi lồng bè, cấp phép nuôi biển theo Điều 36, 37 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, đồng thời tổ chức rà soát, bố trí đảm bảo mật độ lồng nuôi phù hợp, đúng kế hoạch đã được phê duyệt của địa phương. Tuân thủ các khuyến cáo tại các bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và các hướng dẫn kỹ thuật khác.

Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chuyên môn có liên quan của địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường; phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguồn ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến vùng nuôi. Khi phát hiện tôm hùm nuôi có dấu hiệu bất thường cần kịp thời hướng dẫn người nuôi biện pháp xử lý, khắc phục. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi khác.

Hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc và quản lý tôm hùm nuôi như: Sử dụng tôm hùm giống có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm dịch bởi cơ quan có thẩm quyền. Đặt lồng nuôi tôm hùm ở giữa cột nước (cách đáy khoảng 2,0m và cách bề mặt khoảng 2,0m), không để đáy lồng tiếp giáp với đáy khu vực biển nuôi nhằm giảm thiểu việc thiếu oxy cục bộ. Vệ sinh lồng nuôi thường xuyên để tăng cường trao đổi nước bên trong và bên ngoài lồng nuôi. Sử dụng lưới che để giảm ánh sáng trực tiếp vào lồng nuôi. Treo túi vôi để khử trùng, tiêu độc cho môi trường lồng nuôi. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe tôm hùm nuôi, kiểm tra sự phân tầng nước tại vùng nuôi để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, quản lý cho phù hợp.

Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, định kỳ bổ sung Vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm hùm nuôi. Khuyến cáo người nuôi giảm 50 -70% lượng thức ăn cho tôm hùm trong những ngày thời tiết bất thường để hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường. Thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể từ thức ăn, bao đựng thức ăn, chất thải sinh hoạt từ các lồng nuôi và thức ăn dư thừa sau 2 đến 3 giờ cho tôm ăn, vận chuyển vào đất liền để xử lý theo đúng quy định.

Thường xuyên theo dõi sát thông tin thị trường để thu hoạch vào thời điểm thích hợp. Tổ chức xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, an toàn truy xuất được nguồn gốc.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Tìm kiếm