Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Sự hiện diện vi bào tử trùng (EHP) trong nước nuôi tôm và cách xử lý

Sự hiện diện vi bào tử trùng (EHP) trong nước nuôi tôm và cách xử lý

Home Tin Tức Sự hiện diện vi bào tử trùng (EHP) trong nước nuôi tôm và cách xử lý
Sự hiện diện vi bào tử trùng (EHP) trong nước nuôi tôm và cách xử lý
20/01/2022
42 Lượt xem

Chia sẻ với:

Sự hiện diện vi bào tử trùng (EHP) trong nước nuôi tôm và cách xử lý

Tôm bị nhiễm EHP sẽ tạo ra nhiều bào tử và có thể tích lũy trong nước ao nuôi, việc này dẫn đến lây truyền mầm bệnh và việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó, nhóm tác giả người Thái Lan đã tiến hành xác định khả năng lây nhiễm và thời gian tồn tại của vi bào tử trong nước nuôi.

Sự hiện diện của EHP trong nước

EHP có hình thức lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử thải ra từ tôm nhiễm bệnh vào trong nước nuôi, sau đó sẽ xâm nhập vào tôm khỏe. Cụ thể, thử nghiệm gây nhiễm bằng cách nuôi chung tôm nhiễm EHP với tôm khỏe (PL12) cho thấy kể từ ngày thứ 6 trở đi tôm khỏe đều dương tính với EHP (tỷ lệ nhiễm 100%).

Ngoài ra, ở nước trong bể nuôi tôm sự hiện diện của bào tử EHP cũng được xác định bằng kính hiển vi và phân tích qPCR. Việc xác định nồng độ bào tử EHP trong nước này được sử dụng cho các xét nghiệm sinh học lây nhiễm bằng việc tính toán số lượng ước tính bản sao EHP/ng DNA thu được từ 100 mL mẫu nước và thu được nồng độ bào tử ở các mẫu từ 1×107 đến 6,25×105  bào tử/L. 

Từ kết quả trên sẽ được sử dụng để mô phỏng sự hiện diện bào tử EHP ở các ao nuôi tôm, cụ thể nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện mô tả dựa trên diện tích bể nước là 1,35 m2 và chứa 25 con tôm trong 250 L nước biển nhân tạo. Hệ thống đó sẽ tương đương với 19 con tôm trên một m2 với khối lượng 1/1,35 × 250 = 185 L. Nồng độ bào tử sau 4 tuần nuôi là 2,5×106 trên mỗi L.

Như vậy, trung bình 25 con tôm tạo ra 2,5 × 106 × 250/25 = 2,5×107 bào tử mỗi con trong thời gian nuôi 4 tuần. Tuy nhiên, ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái phổ biến đối với tôm thẻ chân trắng có độ sâu 1,5 m và được thả với khoảng 60 con/m2. Với giả thuyết 60 con tôm tạo ra số lượng bào tử trung bình như nhau, thì nó sẽ lên tới 60 × 2,5 × 107 = 1,5 × 109 bào tử trong một thể tích 1500 L nước, tạo ra 1,5 × 109/1500 = 1 × 106 bào tử trên mỗi L. Kết quả cho thấy tôm bị nhiễm nặng EHP sẽ tạo ra nhiều bào tử có thể tích lũy đến hàng triệu bào tử trên mỗi lít nước ao nuôi trong thời gian 4 tuần.

Sự lây nhiễm EHP trong nước nuôi lên tôm 

Đối với EHP hiện diện trong nước nguyên gốc thì tôm PL-12 đều dương tính với EHP vào ngày 12. Tương tự ở độ pha loãng 50%, 75% tất cả các mẫu đều dương tính vào ngày 12, như vậy không có mối tương quan giữa nồng độ bào tử và tỷ lệ lây nhiễm. Ngoài ra, nhóm tác giả còn cho rằng không có mối tương quan giữa nồng độ bào tử và tỷ lệ lây nhiễm khi tôm nuôi trong nước có chứa bào tử EHP và dung dịch dịch chiết từ tôm nhiễm EHP. Ngược lại với mô hình nuôi chung, tỷ lệ và mức độ lây nhiễm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi vốn có của các động vật bị nhiễm bệnh trong hệ thống. Như vậy, nhìn chung trong 12 ngày tiếp xúc với nước EHP thì việc pha loãng nồng độ dường như không làm giảm khả năng lây nhiễm trên thực tế

 

Loại bỏ EHP trong nước

Sử dụng thời gian nghỉ 10 ngày với EHP trong nước hoặc xử lý với 20 ppm canxi hypoclorit sẽ không phát hiện được bệnh đối với tôm PL12 trong 16 ngày tiếp xúc. Ngược lại, PL-12 được nuôi trong nước không được xử lý, 100% EHP và nước được nghỉ chỉ trong 5 ngày đã phát hiện nhiễm sau 16 ngày, và cho thấy sự hiện diện của các bào tử EHP trong nước. Kết quả này cho thấy bào tử EHP sẽ mất hoạt tính sau 10 ngày ở trong nước (nước không có sự hiện diện của vật mang cơ hội).

Đối với ao nuôi sự hiện diện của một số vật mang cơ học như giun chỉ, giun cát, trai. Hay một số các loài giáp xác khác hoặc các động vật khác chúng thường được tìm thấy trong các ao nuôi tôm cũng có thể là vật chủ hoặc vật mang EHP. Do đó, việc tích trữ nước nuôi trước khi xả ra hiện nay sẽ không chắc chắn có lợi nếu không đảm bảo được không có sự hiện diện của bao tử EHP. Theo đó, cách tiếp cận tốt nhất hiện nay sẽ là khử trùng mà cụ thể là bằng thuốc tím hay clo. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài thuốc tím đã được báo cáo là có thể có những tác động xấu đến môi trường. Do đó, có thể clo sẽ là loại rẻ nhất, tiện lợi nhất và ít ảnh hưởng đến môi trường nhất. 

Nguồn: Werawich Pattarayingsakul et al., (2022). Shrimp microsporidian EHP spores in culture water lose activity in 10 days or can be inactivated quickly with chlorine. Aquaculture, 548, 737665

Tìm kiếm