Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Home Tin Tức Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
01/10/2023
79 Lượt xem

Chia sẻ với:

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Các chất hữu cơ này tích tụ nhiều dưới đáy ao trong quá trình nuôi. Khi có ánh sáng, nhiệt độ, vi khuẩn… quá trình phân huỷ hữu cơ ở đáy ao nuôi sẽ diễn ra. Sản phẩm đầu tiên hình thành từ phân huỷ hữu cơ NH4 hay NH3 chịu ảnh hưởng bởi biến thiên của pH. 

Nói cách khác, khi pH tăng cao (8.3 - ≥ 8.5), NH3 sinh ra nhiều. Ngược lại, khi pH thấp (< 8.2 – ≤ 7.5), NH4 sinh ra nhiều, NH4 ít gây độc cho tôm nuôi. NH3 ở mức > 0,5 mg/lít, sẽ gây độc cho tôm nuôi. 

pH trong ao nuôi tăng cao do tảo phát triển mạnh trong ao, do ban ngày tảo quang hợp, hấp thu khí CO2 trong nước mạnh...Mức độ tăng pH lệ thuộc vào độ kiềm trong ao, nói cách khác, độ kiềm trong ao nuôi càng cao (≥ 100 mg/lít), sự thay đổi pH càng ít. 

Phần lớn các nguồn nước pH ít khi vượt quá 10 vào buổi chiều, vì khi đó xảy ra quá trình kết tủa của CaCO3 (đá vôi) do sự hình thành của CO3- ở pH cao và sự có mặt của ion Ca2+ trong nguồn nước. Hiện tượng trên xảy ra trong các nguồn nước có hàm lượng kiềm và độ cứng Canxi cao.

Với các nguồn nước có nồng độ Ca2+ thấp và độ kiềm cao (nước chứa nhiều Na, K, Mg), quá trình kết tủa của đá vôi (CaCO3) kém khi pH tăng, do quá trình quang hợp của tảo, mức độ tăng mạnh hơn, pH có thể ≥ 10.

Mặt khác, nếu pH liên tục tăng cao, khí NH3 sinh ra nhiều, là nguyên liệu chính để chuyển hoá sang NO2. Khi NO2 trong nước ở mức > 0,5 mg/lít, đã gây chết tôm trong ao, tỷ lệ tôm chết tăng khi mức độ NOtăng cao.

Thực tế, vẫn có những ao ngoại lệ, khi hàm lượng khí độc NH3, NO2 vượt con số giới hạn cho phép trên, tôm vẫn phát triển, tuy nhiên, cần khẳng định, những trường hợp này không phổ biến. Rất nhiều ảnh hưởng xấu đến tôm, gây ra bởi NO2 và đôi khi, người nuôi lầm tưởng đến những vấn đề khác như dịch bệnh, chất lượng giống, chất lượng thức ăn…

 

Ảnh hưởng rõ ràng nhất khi khí độc NH3, NO2 tăng cao trong ao, được biết đến thông qua biểu hiện của tôm nuôi như tôm xuất hiện bơi lội trên mặt nước, tôm bơi dọc mé bờ, tôm nổi đầu sáng sớm, chiều mát.

Thời điểm trên, NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm, tạo thành Mehemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, từ đó khiến tôm nuôi bị thiếu oxy. Hàm lượng oxy trong ao giảm dưới ngưỡng chịu đựng của tôm (≤ 4 mg/lít), oxy trong nước có xu hướng tiếp tục giảm khi hàm lượng khí độc NH3, NO2 tăng dần.

Nếu pH trong ao tiếp tục tăng cao, phân huỷ hữu cơ chủ yếu sinh khí độc NH3, đây là nguyên liệu dồi dào sản sinh khí độc NO2. Khi NO2 tăng cao, vượt ngưỡng, tôm giảm ăn từ từ đến bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài, thường dư thức ăn trong vó. Tôm khó lột xác, lột xác dính vỏ, tôm thường mềm vỏ, tôm khó tạo vỏ mới, tôm tăng trưởng chậm hoặc ngừng tăng trưởng, xuất hiện tôm chết rớt cục thịt trong vó, tôm chết trong hố siphon số lượng tăng dần.

Đặc biệt, trong môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp (≤ 10%), việc chênh áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm và môi trường gây rối loạn cân bằng, khi đó sự cạnh tranh giữa hai ion NO2- và Cl-, tôm khó lột xác, lột xác bị mềm vỏ, khó tạo vỏ mới, tôm chậm lớn. Tôm mất khả năng trao đổi oxy, xuất hiện các đốm đen trên vỏ tôm, có hiện tượng thủng cơ tại vị trí đốm đen, khiến tôm chết hàng loạt.

Biện pháp hạn chế ảnh hưởng khí độc NH3, NO2 bao gồm sử dụng và vận hành hiệu quả hệ thống ao lắng lọc, ao xử lý khi chuẩn bị đầu vụ nuôi. Sử dụng các chất lắng tụ như KMnO4, PAC chúng tôi đã trình bày ở nhiều chuyên đề trước. Khi bắt buộc sử dụng nguồn nước cũ từ vụ nuôi trước, bà con cần sử dụng các hoá chất KMnO4, PAC, Chlorin…liều gấp đôi so bình thường.

Việc cho tôm ăn và quản lý thức ăn, quan trọng nhất là định lượng thức ăn theo nhu cầu thực tế tôm sử dụng hàng ngày. Bà con cần chủ động giảm lượng ăn ≤ 50% khi thời tiết xấu, khi tôm lột, khi sức khoẻ tôm không tốt, khi thông số môi trường ao nuôi biến động, khi khí độc trong ao nuôi tăng cao, khi sử dụng thuốc, hoá chất... Chủ động giảm pH nước ao nuôi, thông qua giảm mật độ tảo bằng biện pháp thay nước, sử dụng vi sinh, dùng hoá chất như BKC 10 – 15 mg/lít, oxy già H2O2 2 – 3 mg/lít…

 

Dùng vôi cắt tảo được xem là giải pháp tiết kiệm chi phí, an toàn cho tôm nuôi, bà con dễ thực hiện. Nếu tôm ≤ 10 ngày tuổi, dùng vôi nóng CaO liều 10 – 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp vôi nông nghiệp CaCOliều: 60 – 80 kg/1.000 m3 nước, thời gian xử lý: ban đêm, 22 giờ, sau đó cấy lại vi sinh EM.

Vào ban ngày, có thể dùng Zeolite liều 25 kg/1.000 m3, kết hợp CaCO3 liều 60 kg/1.000 m3, sau đó cấy lại vi sinh EM. Nếu tôm lớn, nuôi từ ≥ 1,5 tháng tuổi, dùng vôi CaO liều 30 kg/1.000 m3 kết hợp CaCO3 liều 100 – 150 kg/1.000 m3, đánh vào ban đêm.

Bà con lưu ý, sau khi đánh CaCO3 liều 100 kg/1.000 m3, bà con đánh thêm mỗi lần 20 kg, sau cùng là 10 kg, cho đủ liều 150 kg, chia liều sử dụng vôi như trên nhằm hạn chế sốc đối với tôm. Với cách xử lý trên, bà con thực hiện liên tục, đến khi thấy nước ao đục, xuất hiện nhiều lợn cợn, bà con tiến hành vừa thay nước, vừa cấp nước mới từ ao sẵn sàng vào ao nuôi. Lượng nước thay và cấp vào ao dao động 20 – 30 %, nên thay và cấp nước khi chiều mát, hoặc tối 18 – 20 giờ. Đến 9 – 10 giờ trưa hôm sau, bà con đánh Zeolite liều 40 – 50 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều 80 – 100 kg/1.000 m3 nước.

Ban ngày, bà con nên dùng vôi CaCO3 hạn chế dùng vôi nóng CaO, chỉ dùng vôi nóng vào ban đêm, nhằm hạn chế pH tăng đột ngột, gây sốc tôm. Việc cấy lại vi sinh EM, dựa trên quan sát màu nước.

Nếu màu tảo đẹp, màu trà, tảo non, nên cấy vi sinh vào ban ngày, nếu tảo già, nước đậm, nên cấy vi sinh vào ban đêm. Duy trì màu tảo khuê, màu trà, bằng Zeolite liều 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều 20 kg/1.000 m3 nước, đánh vào ban ngày, thời điểm 9 – 10 giờ trưa, sau đó bổ xung vi sinh EM (ban ngày).

Nếu tảo phát triển đậm, vào ban đêm, dùng vôi nóng CaO, liều 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều 40 kg/1.000 m3 nước, sau đó cấy vi sinh EM (ban đêm).

 

Ngoài ra, có thể dùng phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O hoặc thạch cao CaSO4 để giảm pH trong ao nuôi, những chất này khi sử dụng, cũng an toàn cho tôm trong ao.

Mỗi ngày, chủ động siphon, thay nước, loại bỏ phân tôm, vỏ tôm, chất hữu cơ lắng tụ …ở đáy ao. Trong thức ăn, chủ động bổ xung Enzym hỗ trợ tiêu hoá, vi sinh có lợi, Beta glucan, acid amine thiết yếu, chất hỗ trợ gan… tăng cường đề kháng, hỗ trợ sức khoẻ tôm nuôi.

Trong quá trình nuôi, thấy tôm chậm lớn, người nuôi thường cho rằng tôm đã bị nhiễm EHP. Thấy tôm chết trong ao, trong sàng ăn, bà con thường cho rằng tôm bị bệnh lý nào đó.

Tuy nhiên, như chúng tôi trình bày trên. Quá trình hình thành, và ảnh hưởng của khí độc gây thiệt hại rất nặng nề, khó khắc phục. Khí độc hình thành, tác động làm tôm nuôi chậm lớn, kéo dài thời nuôi. Khí độc tăng cao, làm tôm chết hàng loạt, gây thất thu.

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, môi trường nước là mái nhà, là nơi tôm sinh sống. Môi trường sạch, thông số môi trường ổn định, trong ngưỡng, là điều kiện tiên quyết để tôm nuôi của bà con phát triển ổn định, về đích như kỳ vọng, mô hình có lãi cao.

Tìm kiếm