Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC – Aquaculture Stewardship Council) đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên, phản ánh hành trình của ngành từ trang trại đầu tiên nhận được chứng nhận ASC đến sự phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Nhìn lại hành trình 10 năm
Với Báo cáo thường niên về “Chuyển đổi Nuôi trồng thủy sản”, Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) nhìn lại năm 2021 và phản ánh 10 năm kể từ khi trang trại nuôi trồng thủy sản đầu tiên đạt được chứng nhận ASC.
Vào năm 2021, những nỗ lực của ASC đã giúp chương trình tiếp tục phát triển với các hoạt động nhằm gia tăng khả năng tiếp cận chứng chỉ ASC, duy trì sự hiện diện tại các thị trường hiện có và mở rộng sang các thị trường mới, đồng thời đưa hơn 20,000 sản phẩm được chứng nhận ASC đến tay người tiêu dùng.
Giám đốc điều hành ASC cho biết, họ tự hào công bố Báo cáo thường niên đầu tiên, điều này không chỉ tôn vinh sự công nhận ngày càng tăng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm trên toàn thế giới, mà còn tái khẳng định cam kết của họ đối với sự tiến bộ liên tục của ngành.
Năm 2021 vừa qua đã có nhiều thách thức về sự đổi mới của ASC, họ đã tìm ra những cách mới để tiếp cận khán giả, tiếp tục quảnh bá chương trình và các sản phẩm được gắn nhãn mác ASC. Thông qua Báo cáo thường niên đầu tiên, ASC hy vọng sẽ cung cấp bối cảnh rõ ràng hơn về sự tăng trưởng và phát tiển, cũng như đánh giá tác động và đóng góp của họ đối với trách nhiệm trong nuôi trồng thủy sản.
Thúc đẩy cải tiến
ASC hiện đang vận hành 11 tiêu chuẩn trang trại cụ thể cho từng loài và tiêu chuẩn chung về rong biển ASC-MSC, áp dụng trên toàn cầu ở những khu vực nuôi cá và tảo. Có khoảng 2,000 trang trại được chứng nhận bao gồm 49 loài.
Vào năm 2021, ASC đã có mức tăng trưởng 20% về số lượng các trang trại được chứng nhận so với những năm trước, nâng sản lượng thủy sản toàn cầu đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và môi trường bền vững theo tiêu chuẩn ASC lên hơn 2,5 triệu tấn. Qua đó, các trang trại được chứng nhận ASC đã thực hiện 2,780 cải tiến trên 11 tiêu chuẩn trong các lĩnh vực hoạt động môi trường (1,800), trách nhiệm xã hội (893) và tuân thủ pháp luật (87).
Trước những phát triển trong tương lai, các tiêu chuẩn về thức ăn chăn nuôi ASC mới ra mắt gần đây sẽ giải quyết các tác động bên ngoài trang trại, đưa các yêu cầu về tính bền vững vào các nhà máy thức ăn chăn nuôi sản xuất thức ăn thủy sản, cũng như các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà sản xuất nguyên liệu thô.
Đến cuối năm, sự sẵn có của các sản phẩm được chứng nhận ASC đã tăng 10% so với năm trước, đưa hơn 20,000 sản phẩm được dán nhãn ASC đến tay người tiêu dùng, với hơn 275,000 tấn được bán ra. Các thị trường bán lẻ toàn cầu tiếp tục thể hiện sự ưa chuộng mạnh mẽ đối với cá hồi và tôm, chiếm 70% trọng lượng sản phẩm được dán nhãn ASC. Hơn nữa, nhu cầu đang tăng đối với các loài quan trọng khác trong khu vực, chẳng hạn như cá hồi, cá chẽm. Các sản phẩm được dán nhãn ASC đã có sự tiếp thu mạnh mẽ tại các thị trường phía nam châu Âu và sự tập trung chiến lược ngày càng tăng vào việc đưa các loài chính sang thị trường Mỹ và Anh.
Trong cùng năm, ASC tổ chức các sự kiện, cuộc thi, chương trình khuyến mãi và các buổi thử nghiệm sản phẩm, cung cấp các chiến dịch giáo dục và giải trí để thu hút người tiêu dùng với sự cộng tác của hơn 230 đối tác thương mại và phi thương mại. Các đối tác của ASC bao gồm các nhà bán lẻ, nhà cung cấp cá, thợ câu cá, các thương hiệu hàng đầu, chuỗi nhà hàng và thực phẩm, tổ chức phi chính phủ, vườn thú, bể nuôi cá và bảo tàng. Tổ chức cũng nhằm mục đích xây dựng lại nguồn cá cạn kiệt và giảm tác động môi trường, xã hội đến từ việc đánh bắt cá.
Với mong muốn thể hiện sự tiến bộ trong những năm tới, ASC đã tiến hành thu nhận phản hồi về bốn cải tiến chương trình chính (Tiêu chuẩn Trang trại ASC, Mô-đun Quy trình Giám sát Nguồn gốc, Các yêu cầu về Phúc lợi Cá và Chứng nhận Thức ăn chăn nuôi), đáp ứng các mục tiêu tham gia bao quát của đại diện các bên liên quan và ASC nhằm mục đích cải thiện hơn nữa sự tham gia của các nhà sản xuất trên tất cả các loài được ASC chứng nhận.