Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Doanh nghiệp không mua, xuất khẩu thủy sản không rõ nguồn gốc"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Doanh nghiệp không mua, xuất khẩu thủy sản không rõ nguồn gốc"

Home Tin Tức Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Doanh nghiệp không mua, xuất khẩu thủy sản không rõ nguồn gốc"
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Doanh nghiệp không mua, xuất khẩu thủy sản không rõ nguồn gốc"
12/09/2021
37 Lượt xem

Chia sẻ với:

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Doanh nghiệp không mua, xuất khẩu thủy sản không rõ nguồn gốc"

Ngày 7-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 28 tỉnh, thành phố ven biển; 136 quận, huyện, thị xã và 675 xã, phường, thị trấn.

Năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đưa cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện các giải pháp để gỡ “thẻ vàng”, chúng ta đạt được một số kết quả, song mục tiêu lớn nhất là gỡ “thẻ vàng” vẫn chưa đạt được. Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu kết nối trực tiếp với nhiều đơn vị cấp huyện, xã tại những tỉnh có nhiều ngư dân vi phạm để tìm hiểu tình hình thực tế.

Thủ tướng khẳng định, trong phòng chống dịch Covid-19, chúng ta đã lấy xã, phường làm pháo đài. Để ngăn chặn vi phạm trong khai thác hải sản, phải phát huy vai trò của cấp xã, phường bởi đây là nơi gần dân nhất, sát dân nhất, biết dân nhất, sống với dân, cùng làm với dân, tiếp xúc trực tiếp nhất, nhiều nhất với dân. “Việc nhỏ nhưng tổ chức không tốt thì việc nhỏ cũng không xong, việc nhỏ thành việc lớn. Người dân không muốn vi phạm nhưng không tuyên truyền tốt thì người dân không biết rõ quy định, không hiểu rằng vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, của địa phương, của cộng đồng và lợi ích của chính người dân thế nào”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với sản lượng khoảng 9 triệu tấn, xuất khẩu đạt 8,5-9 tỷ USD mỗi năm. Theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, đến năm 2030, sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 14-16 tỷ USD. Sự hiện diện và hoạt động của ngư dân trên các vùng biển đã giải quyết việc làm, sinh kế cho khoảng 1 triệu ngư dân và 4 triệu người liên quan; góp phần phát triển ngành thủy sản, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần quan trọng vào bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhưng đáng chú ý là sau gần 4 năm thực hiện các khuyến nghị của EC, chúng ta còn rất nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu; không những chưa gỡ được “thẻ vàng” mà còn có nguy cơ bị nâng lên “thẻ đỏ”. Tàu cá tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài - đây là vấn đề lớn, nghiêm trọng. Thủ tướng nêu rõ mục tiêu chậm nhất trong năm nay, tức là còn 4 tháng nữa, phải chấm dứt tình trạng vi phạm nói trên.

Trong các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo tập trung điều tra, củng cố hồ sơ, xử lý dứt điểm các đường dây môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Trong năm 2021, khởi tố hình sự một số vụ việc vi phạm để răn đe, làm gương trên cơ sở quy định pháp luật. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu vận động các doanh nghiệp thủy sản kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản không có nguồn gốc rõ ràng theo quy định; phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin, xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU.

Tìm kiếm