Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Tình hình nuôi tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á

Tình hình nuôi tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á

Home Tin Tức Tình hình nuôi tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á
Tình hình nuôi tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á
03/05/2023
57 Lượt xem

Chia sẻ với:

Tình hình nuôi tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á

Tôm thẻ là một trong số các đối tượng nuôi chủ lực, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản và giá trị nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành sản xuất tôm thẻ ở Đông Nam Á đã đối mặt với nhiều thách thức, từ sự bùng phát của các dịch bệnh, biến đổi khí đến sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác trên thị trường toàn cầu dẫn đến sản lượng nuôi trồng, kim ngạch xuất khẩu cũng có nhiều biến đổi.

Việt Nam - Đẩy mạnh phát triển thủy sản 

Năm 2022 vừa qua, với sự phát triển mạnh mẽ vượt mốc chỉ tiêu đã đề ra với kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm năm 2022 tăng 11,2% so với năm 2021 và chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, cũng là mức kỷ lục của xuất khẩu tôm từ trước đến nay.

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho thấy trong năm 2022 diện tích tôm nước lợ thả nuôi đạt 747.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 117.000 ha với sản lượng đạt hơn 743.000 tấn, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm 2021.  Tuy nhiên, dù xuất khẩu tôm của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, ngành tôm Việt Nam vẫn còn những tồn tại ở cả đầu vào và đầu ra, cần phương án khắc phục dài hạn để phát triển bền vững và giữ vững vị thế của mình.

 

Các quốc gia có thế mạnh phát triển nuôi tôm như (Indonesia, Ecuador, Trung Quốc, ...) đều đặt mục tiêu tăng sản lượng nuôi, vì vậy theo dự báo năm 2023, người nuôi tôm Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn cung tăng của các nước. Được biết, sản lượng tôm dự kiến của Ecuador lớn hơn 1,5 triệu tấn, gấp 2 lần so với sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam (hơn 700.000 tấn).  

Theo kế hoạch sản xuất tôm năm 2023, diện tích nuôi tôm cả nước đạt 750 nghìn ha, trong đó tôm thẻ chiếm 120 nghìn ha. Phấn đấu sản lượng tôm các loại 1.080 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD…Dự báo nhu cầu thị trường sẽ hồi phục từ quý II/2023 trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022. 

Indonesia – Hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững 

Thông tin từ VASEP, với sản lượng tôm liên tục giảm những năm gần đây, tỷ lệ tôm sống cũng giảm từ trung bình 68,64% năm 2021 xuống khoảng 55,83% năm 2022. Tuy vậy, xuất khẩu tôm của Indonesia đã tăng từ 187.726 tấn năm 2021 lên 200.975 tấn năm 2022.  

Dự kiến, năm 2023 có thể sẽ là một năm đầy thách thức đối với quốc gia này khi giá tôm, nhu cầu thị trường và năng suất nuôi đều giảm. Giá tôm ở Tây Java trong tháng 1/2023 (khu vực nuôi tôm chính của đất nước) theo xu hướng đi xuống với giá tôm cỡ trung bình và lớn giảm 5 - 25% so với cùng kỳ năm trước đó. Với khối lượng tôm thẻ chân trắng dao động từ 210.000 tấn – 220.000 tấn, Indonesia đạt mức tương đương với Thái Lan và đứng sau các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam.  

Để đáp ứng nhu cầu dự kiến trong tương lai, Indonesia đã đặt ra mục tiêu sản xuất 2 triệu tấn tôm mỗi năm với việc mở rộng diện tích nuôi trồng lên 2,9 triệu ha. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, quốc gia phải nỗ lực hết sức để giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng ao nuôi, khả năng tiếp cận vốn hạn chế, yếu kém trong quản lý và chế biến sản phẩm, cùng quy trình cấp phép kéo dài và phi tập trung. 

Philippines – Sản xuất tôm trong điều điện bình thường mới  

 

Tăng trưởng ngành tôm của Philippines trong 9 năm qua đạt 16%. Mức tăng trưởng cao nhất được ghi nhận vào năm 2019 là 12,7% cùng sản lượng 64.577 tấn, thông tin từ Cục thống kê Philippines (PSA). Năm 2020, PSA báo cáo sản lượng giảm 2,9% xuống mức 62.705 tấn, trong khi Cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản (BFAR) chỉ công nhận mức sản lượng thấp hơn là 60.000 tấn.  

Khi nhu cầu tiêu thụ tôm bị ảnh hưởng bởi COVID - 19, ông Robins Mcintosh (AAP, 2021) đã dự báo sản lượng tôm Philippines chỉ đạt 57.000 tấn. Ganancial (2021) dựa vào số lượng nhập khẩu tôm bố mẹ thấp hơn đã đưa ra mức dự đoán là 48.000 tấn. Năm 2020, ngành tôm Philippines thu về khoảng 14,3 - 18,3 tỷ PHP (279,3 - 357,15 triệu USD).  

Xuất khẩu tôm của Philippines khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm giảm 70 tỷ PHP (1,36 triệu USD) còn 20 tỷ PHP (389 triệu USD) do ảnh hưởng từ đại dịch. Dù vậy, Philippines vẫn duy trì thị trường truyền thống gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và Pháp. Trong trung hạn, BFRA hướng đến mục tiêu đạt 10.000 tấn tôm thẻ chân trắng và 2.000 tôm sú hàng năm và tiếp tục tăng lên 20.000 tấn và 5.000 tấn trong tương lai (2031 – 2040). 

Tìm kiếm