Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Tôm thẻ vụ đông: Hiệu quả từ hệ thống nuôi trong nhà ISPS

Tôm thẻ vụ đông: Hiệu quả từ hệ thống nuôi trong nhà ISPS

Home Tin Tức Tôm thẻ vụ đông: Hiệu quả từ hệ thống nuôi trong nhà ISPS
Tôm thẻ vụ đông: Hiệu quả từ hệ thống nuôi trong nhà ISPS
20/10/2021
41 Lượt xem

Chia sẻ với:

Tôm thẻ vụ đông: Hiệu quả từ hệ thống nuôi trong nhà ISPS

Hệ thống nuôi tôm trong nhà ISPS (Indoor Shrimp Production System) với các hệ thống xử lý nước trong điều kiện nhiệt độ thấp được nghiên cứu và mang lại hiệu quả cao, phù hợp với các vụ nuôi ở miền Bắc Việt Nam.

Trong những năm gần đây, tại miền Bắc phát triển mạnh hình thức nuôi tôm nước lợ vụ đông, với hình thức nuôi thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế, hiệu quả gấp 1,5 – 2 lần nuôi chính vụ và thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Tuy nhiên, nuôi tôm vụ đông ở khu vực miền Bắc là rất khó bởi nhiệt độ xuống thấp, dịch bệnh và chi phí cao. Vì thế, biện pháp hữu hiệu nhất để nuôi tôm thẻ vụ đông đạt hiệu quả là nuôi trong nhà kết hợp hệ thống ISPS.

Công nghệ ISPS là công nghệ nuôi tôm trong nhà với các khả năng quản lý chất lượng nước và chất thải tốt, giảm thiểu dịch bệnh; đặc biệt được phát triển ở Nhật Bản có mùa đông lạnh hơn miền Bắc Việt Nam; vì thế nó có thể giúp người nuôi tôm ở các tỉnh miền Bắc đương đầu với những thách thức hiện nay. 

Tôm nuôi theo công nghệ ISPS được thử nghiệm trong 2 ao có mái che, có khả năng giữ nhiệt cho mùa đông và cắt 30% ánh sáng. Tôm nuôi theo công nghệ vi sinh được triển khai ở 2 ao ngoài trời (2 ao đối chứng). 

Hai ao có mái che được trang bị hệ thống lọc tuần hoàn gồm 1 bể hàu, 1 bể lọc lưới, 1 bể lọc vi sinh và 1 hệ thống điện hóa siêu âm. Bể hàu có thể tích 1m3 và chứa 200kg hàu. Bể lọc lưới (3m3 ) có kích cỡ mắt lưới 50µm và bộ tự động xịt rửa để loại bỏ cặn. Bể lọc vi sinh 3m3 chứa giá thể lọc kadness. Sơ đồ bố trí hệ thống nuôi tôm ISPS được mô tả ở hình 1

 

Khi bắt đầu thí nghiệm, tôm có khối lượng khoảng 1,8g. Sau 77 ngày nuôi, khối lượng tôm trung bình ở các ao ISPS, lớn hơn có ý nghĩa thống kê với khối lượng tôm trung bình ở ao đối chứng. Năng suất trung bình của các ao nuôi tôm theo công nghệ ISPS đạt 51,84 ± 1,45 tấn/ha và tốc độ sinh trưởng (0,175 ± 0,006 g/ngày) tốt hơn tôm nuôi trong ao ngoài trời (39,94 ± 0,27 tấn/ha, 0,135 ± 0,001 g/ngày).

Thành phần tảo trong những ao nuôi đối chứng đa dạng hơn trong những ao ISPS. Số loài tảo xác định được trong các ao đối chứng là 54 loài và trong ao ISPS là 41 loài Tuy nhiên, mật độ tảo cao hầu hết đều được quan sát thấy trên một số loài tảo lam và tảo lục. Mật độ tảo lam ở mức thấp hơn trong các ao ISPS so với các ao đối chứng, chứng tỏ hệ thống lọc và thiết bị điện hóa siêu âm đã có tác dụng trong việc kiểm soát tảo lam. 

Mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus (0-1,3 × 103 CFU/ml và 0-2,0 × 102 CFU/ml, tương ứng) trong mẫu nước ao ISPS thấp hơn nhiều so với của ao đối chứng trong suốt quá trình thử nghiệm (0-4,4 × 104 CFU/ml và 0-1,6 × 104 CFU/ml, tương ứng).

Mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong mẫu nước ao đối chứng có xu hướng tăng dần trong quá trình nuôi tăng mạnh vào cùng thời điểm ngày 42 (2,2 × 103 - 2,5 × 103 CFU/ml) và ngày 56 (6,0 × 103 - 1,6 × 104 CFU/ml). Trong khi đó, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus của nước ao ISPS được kiểm soát liên tục ở mức thấp (< 103 CFU/ml và < 10CFU/ml, tương ứng) và không tăng theo chu kỳ.

 

Tôm có tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng trong nghiệm thức ISPS cao hơn trong nghiệm thức đối chứng. Tỉ lệ sống ở ao nuôi ISPS là 79,5a± 0,71, trong khi ao đối chứng là 75,5b ± 0,71.  Một phần nguyên nhân tỉ lệ sống cao hơn có thể là do mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong nước và gan tụy tôm được kiểm soát ở mức thấp hơn trong các ao ISPS.

Hiệu suất diệt khuẩn của thiết bị này có thể đạt tới 94,4% trong 300 giây với mẫu nước ao tôm có mật độ Vibrio 19,7 × 103 CFU/ml (Nguyễn Văn Cường, 2016). Sóng siêu âm tạo ra các vi bọt khí trong nước do áp suất tĩnh của chất lỏng giảm dưới mức ấp suất bay hơi của nó. Khi các bọt khí vỡ, một nguồn năng lượng lớn được giải phóng, áp suất có thể đạt tới 500-10.000 atm và nhiệt độ lên đến 3.000- 5.000°K, các gốc tự do hydroxyl (OH-) và hydro (H+) sẽ được hình thành. Sau đó, nhiệt độ và áp suất cao cục bộ cùng với các gốc tự do giết chết vi khuẩn (Piyasena & cs., 2003).

Năng suất nuôi tôm của công nghệ ISPS lần đầu được thử nghiệm tại Việt Nam ở quy mô ao 500m2 cho thấy tiềm năng ứng dụng công nghệ này vào thực tiễn sản xuất. Một số ưu điểm có thể thấy của công nghệ ISPS là khả năng kiểm soát môi trường, mật độ vi khuẩn và mật độ tảo tốt hơn so với nuôi ao ngoài trời.

Tìm kiếm