14/01/2014
33 Lượt xem
Chia sẻ với:
Tổng kết dự án “Quản lý dịch vụ hệ sinh thái vì mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững”
Hội thảo đã đánh giá khái quát tình hình và đưa ra định hướng phát triển NTTS ở khu vực ĐBSCL.
Theo nhận định chung, mặc dù có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương, nhưng hoạt động NTTS cũng trực tiếp hoặc gián tiếp gây những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái ở khu vực lân cận, như ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài sinh vật đặc hữu, xung đột lợi ích giữa các hoạt động kinh tế, thành phần dân cư….
Để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định, bảo vệ được môi trường sinh thái, ngành NTTS cần giải quyết triệt để những tác động tiêu cực trên thông qua nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau, như áp dụng các hình thức nuôi mới như mô hình tôm-lúa, nuôi sinh thái,...), xử lý chất thải (sử dụng bùn đáy ao cá tra làm phân hữu cơ, sử dụng nước thải ao nuôi cá tra cho trồng trọt…). Quy hoạch sao cho phát huy được thế mạnh từng địa phương để phát triển NTTS nhưng vẫn đảm bảo gìn giữ được sự ổn định của môi trường sinh thái, giảm thiếu tác động tiêu cực đến môi trường, chẳng hạn đẩy mạnh liên kết vùng, ...
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đã công bố kết quả các công trình nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ dự án “Quản lý dịch vụ hệ sinh thái vì mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững”, như nghiên cứu tầm quan trọng, mối liên hệ tương quan lẫn nhau giữa dịch vụ hệ sinh thái với các hoạt động NTTS trên hai đối tượng chính là tôm và cá tra; Các giải pháp kỹ thuật NTTS; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải, bùn thải NTTS lên hệ sinh thái,... Dự án nói trên là do đại học Stockholm, đại học Nông Lâm TP.HCM, đại học An Giang và WWF Việt Nam hợp tác thực hiện trong từ 10/2011 đến 01/2014.
Đỗ Văn Thông
Theo nhận định chung, mặc dù có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương, nhưng hoạt động NTTS cũng trực tiếp hoặc gián tiếp gây những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái ở khu vực lân cận, như ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài sinh vật đặc hữu, xung đột lợi ích giữa các hoạt động kinh tế, thành phần dân cư….
Để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định, bảo vệ được môi trường sinh thái, ngành NTTS cần giải quyết triệt để những tác động tiêu cực trên thông qua nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau, như áp dụng các hình thức nuôi mới như mô hình tôm-lúa, nuôi sinh thái,...), xử lý chất thải (sử dụng bùn đáy ao cá tra làm phân hữu cơ, sử dụng nước thải ao nuôi cá tra cho trồng trọt…). Quy hoạch sao cho phát huy được thế mạnh từng địa phương để phát triển NTTS nhưng vẫn đảm bảo gìn giữ được sự ổn định của môi trường sinh thái, giảm thiếu tác động tiêu cực đến môi trường, chẳng hạn đẩy mạnh liên kết vùng, ...
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đã công bố kết quả các công trình nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ dự án “Quản lý dịch vụ hệ sinh thái vì mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững”, như nghiên cứu tầm quan trọng, mối liên hệ tương quan lẫn nhau giữa dịch vụ hệ sinh thái với các hoạt động NTTS trên hai đối tượng chính là tôm và cá tra; Các giải pháp kỹ thuật NTTS; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải, bùn thải NTTS lên hệ sinh thái,... Dự án nói trên là do đại học Stockholm, đại học Nông Lâm TP.HCM, đại học An Giang và WWF Việt Nam hợp tác thực hiện trong từ 10/2011 đến 01/2014.
Đỗ Văn Thông