
Tin Tức

Cách tối ưu khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng để tăng trưởng nhanh
Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng rất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của chúng. Một chế độ ăn hợp lý giúp tôm tăng trưởng nhanh, đạt trọng lượng tiêu chuẩn, cải thiện chất lượng thịt và giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Chiến lược "Xanh hóa vùng nuôi" – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025
Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Trong năm qua, tôm Việt đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi là 1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD của ngành nông nghiệp.

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”
Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Hiểu thêm về hệ thống miễn dịch của tôm
Hệ miễn dịch của tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Mặc dù có khả năng nhận biết và phản ứng với các yếu tố ngoại lai xâm nhập, nhưng hệ miễn dịch của tôm vẫn còn hạn chế, khồng có khả năng ghi nhớ, chỉ có thể đáp ứng một cách tự nhiên.

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030
Được biết, Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định do Chi cụ Thủy sản thực hiện trong thời gian 15 tháng (từ tháng 01/2024 tháng 3/2025) nhằm đánh giá thực trạng, đặc điểm, đặc thù và các yếu tố tác động đến phát triển thủy sản tại Bình Định, kết hợp với nghiên cứu, tổng kết các thành tựu khoa học công nghệ trong ngành thủy sản

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi
Việc nạo vét kênh mương không chỉ giúp làm sạch hệ thống mà còn giúp khôi phục lại năng lực dẫn nước, tăng khả năng tưới tiêu cho đồng ruộng, giảm thiểu tình trạng ngập úng trong mùa mưa và giúp các cánh đồng khô hạn vào mùa khô.

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản
Đối với bà con nông dân, bài toán kinh tế luôn đặt ra: Làm thế nào để giảm chi phí, tăng lợi nhuận và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao? Câu trả lời nằm ở việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình nuôi trồng.

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh
Nếu bạn từng chứng kiến một con tép bất chợt "giật lùi" với tốc độ nhanh như chớp, thì đó chính là cơ chế phòng vệ vô cùng hiệu quả của chúng

Thuần hóa tôm giống
Khi tôm giống được vận chuyển từ trại giống đến ao nuôi, chúng thường trải qua một quá trình thay đổi lớn về môi trường sống. Từ nhiệt độ, độ mặn, độ pH, đến các yếu tố vi sinh và hóa học trong nước, tất cả đều có thể khác biệt so với môi trường ban đầu. Nếu không được thuần hóa cẩn thận, tôm giống dễ bị sốc, dẫn đến yếu đi hoặc thậm chí tử vong.

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?
AHPND là một bệnh mà tôm vừa có biểu hiện bị teo gan và vừa trống ruột, nên nó thường được gọi với cái tên “teo gan - trống ruột trên tôm”. Bệnh này, thường xảy ra vào những tháng đầu sau khi thả tôm. Mức độ nguy hiểm của hội chứng chết sớm trên tôm tăng lên vào những ngày mùa khô nóng, khi môi trường ao nuôi có độ pH cao, nhiệt độ cao và độ mặn cao.

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển
Cùng với sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước và doanh nghiệp, thị phần nội địa ngày càng mở rộng, giúp người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiêu thụ thủy sản chất lượng.