Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á- Thái Bình Dương

APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Trang chủ Tin Tức APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á- Thái Bình Dương
APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á- Thái Bình Dương
28/01/2014
46 Lượt xem

Chia sẻ với:

APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á- Thái Bình Dương

APA13 với chủ đề “Định vị hướng tới lợi nhuận

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với ngành NTTS thế giới, khu vực và Việt Nam, do Phân ban Châu Á - Thái Bình Dương của Hội Nuôi trồng Thủy sản Thế giới (WAS-APC) phối hợp với Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10-13/12/2013.

Sự kiện này thu hút gần 1.800 đại biểu trong nước và nước ngoài tham dự với hơn 300 báo cáo chuyên đề của các diễn giả quốc tế và Việt Nam. Lịch trình hội nghị diễn ra dày đặc, lôi cuốn rất đông thính giả đến từ các viện, trường thuộc ngành thủy sản, các công ty tư nhân, các tổ chức NTTS, các nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, v.v… Bên cạnh các hội nghị chuyên đề, trong khuôn khổ APA13 còn có Triển lãm Thương mại Thủy sản Quốc tế với sự tham gia của 173 DN trong khu vực, giới thiệu các kết quả nghiên cứu và thành tựu trong lĩnh vực thủy sản và các sản phẩm phục vụ cho ngành.

Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có ngành NTTS lớn, phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Năm 2010, sản lượng NTTS của cả khu vực đạt 53,1 triệu tấn, chiếm 89% tổng sản lượng và 80% tổng giá trị thủy sản nuôi trồng thế giới. Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng NTTS đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/năm, cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Năm 2011, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có 11 nước lọt vào danh sách 16 nước có sản lượng TS lớn nhất thế giới, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Bangladesh, Thái Lan, Mianma, Philippin, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Sản lượng thủy sản của 16 nước sản xuất chính trên thế giới năm 2011, tấn

TT

Nước

Sản lượng

TT

Nước

Sản lượng

1

Trung Quốc

52.033.400

9

Thái Lan

2.517.133

2

Ấn Độ

9.251.951

10

Ai Cập

1.963.569

3

Inđônêxia

6.314.654

11

Philippin

1.718.506

4

Việt Nam

5.405.925

12

Êcuađo

1.429.185

5

Na Uy

5.235.806

13

Brazin

1.286.517

6

Chilê

5.001.773

14

Mianma

1.070.860

7

Bangladesh

3.364.328

15

Đài Loan

1.059.376

8

Nhật Bản

2.958.775

16

Hàn Quốc

1.037.916

Ghi chú: Những nước in nghiêng nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Với lợi thế sản lượng lớn và do tập quán tiêu dùng, người dân khu vực châu Á–Thái Bình Dương tiêu thụ thủy sản nhiều hơn các khu vực khác, mức tiêu thụ bình quân hiện đạt khoảng 29kg/người.năm, tương đương tổng tiêu thụ 116 triệu tấn thủy sản/năm cho cả khu vực. Ước tính đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng thêm 16-20 triệu tấn/năm và đến năm 2030 tăng thêm 25 triệu tấn/năm. Ngày nay, nhiều nguồn lợi thủy sản trên thế giới đã bị khai thác tới hạn, nhiều khu vực đã lâm vào tình trạng cạn kiệt. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, NTTS trở thành xu hướng chủ đạo, nhằm giảm áp lực và thay thế một phần sản lượng khai thác. Do vậy, NTTS được nhiều nước trong khu vực rất quan tâm phát triển.

Trong những năm gần đây ngành NTTS khu vực đã gặt hái nhiều thành công và có lợi nhuận, nhưng, theo phát biểu trong phiên khai mạc chung của TS Amrit Bart, Giám đốc AIT Việt Nam và là chủ tịch mới của WAS-APC, ngành NTTS châu Á vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức do mới làm ra sản lượng lớn mà chưa tạo ra được giá trị cao hơn. Chúng ta chưa đạt được hoặc chưa định hướng nhằm vào lợi nhuận tối ưu từ chuỗi giá trị sản xuất của ngành. Vì vậy, bên cạnh mở rộng diện tích và sản lượng, phải chú trọng thúc đẩy lợi nhuận tối ưu.

Trước mắt và trong tương lai không xa, ngành NTTS khu vực phải đối phó với những thách thức chính, như sự thiếu kiểm soát và quản lý vệ sinh thú y thủy sản và sức khỏe vật nuôi, tác động từ các hiệp định tự do thương mại sắp ký kết; áp lực khách quan gia tăng (người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin về sản phẩm và những vấn đề trong việc cấp chứng nhận), ... vì vậy ngành có thể phải gánh chịu tình trạng “tăng trưởng không hiệu quả” .

Với những vấn đề nêu trên, APA13 được tổ chức nhằm mục đích tạo điều kiện cho mọi thành phần tham gia ngành NTTS nói riêng và lĩnh vực thủy sản nói chung nhận diện những vấn đề căn bản của NTTS khu vực, những bất cập gay cấn và nóng bỏng mà ngành đang phải đối phó, cũng như yêu cầu liên kết và phối hợp đưa ra các giải pháp phù hợp đối với những trở ngại trong NTTS của khu vực.

APA13 với ngành NTTS Việt Nam

APA13 được coi là một sự kiện đặc biệt đối với ngành thủy sản Việt Nam. Nhân dịp hội nghị này, chúng ta có cơ hội cập nhật những tiến bộ mới trong nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như những kết quả ứng dụng vào thực tế NTTS. Đồng thời, đây cũng là dịp để cộng đồng NTTS thế giới chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành NTTS Việt Nam.

Trong phiên khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, năm 2012 tổng sản lượng NTTS của Việt Nam đạt 3,27 triệu tấn, chiếm 55,2% tổng sản lượng thủy sản, tăng 7,2% so với năm 2011 và 287,4% so với 10 năm trước, trong đó hai loài nuôi chính là tôm đạt 488.000 tấn và cá tra 1,2 triệu tấn. Việt Nam là nước có sản lượng NTTS lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về XK thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 và Quy hoạch Tổng thể Phát triển Thủy sản Việt Nam đã xác định ưu tiên phát triển NTTS theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng và bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu trong phiên khai mạc

Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản Phạm Anh Tuấn, trong báo cáo về ngành NTTS nước ta, đã nêu lên những thời cơ và thách thức trong quá trình hướng tới phát triển bền vững. Mục tiêu tới năm 2020 của NTTS Việt Nam là đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường XK để thu ngoại tệ, đạt tổng sản lượng thủy sản 4,5 triệu tấn với giá trị XK 5,5 triệu USD và tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động. Ông cũng nêu lên những thách thức lớn của ngành như tình trạng dịch bệnh còn phổ biến, chi phí sản xuất cao, hạn chế về nguồn lực tài chính và lợi ích giữa các thành phần trong chuỗi giá trị sản xuất chưa hài hòa; trong khi đó yêu cầu thị trường ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận thủy sản; chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo của Phó Tổng cục trưởng cũng bao quát nhiều nội dung về tái cơ cấu ngành NTTS Việt Nam trong tình hình mới tiến tới phát triển bền vững. Nhiều giải pháp đã được đề xuất để khắc phục những bất cập đang tồn tại.

Chủ đề nóng: Phát hiện và phòng chống dịch bệnh trên tôm

Trong 300 chuyên đề trình bày tại APA13, các báo cáo xung quanh hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nóng bỏng nhất, thu hút nhiều thành phần thính giả, gồm cả các chủ DN, nhà khoa học, chủ cơ sở nuôi… Các học giả quốc tế đã trình bày về diễn biến dịch bệnh và biện pháp kiểm soát ở các nước trong khu vực và ở một số nước Mỹ Latinh.

Nhiều nhà khoa học trong ngành TS của Việt Nam đã tham gia báo cáo công trình nghiên cứu, trong đó nổi bật là TS Trần Hữu Lộc. Anh là nhà khoa học trẻ, đồng tác giả với tiến sĩ Donald Lightner, Đại học Arizona, trong công trình nghiên cứu đầu tiên phát hiện tác nhân gây EMS.

Góp phần giúp nông dân khắc phục và phòng chống EMS trên tôm, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện nghiên cứu NTTS II cũng trình bầy “Kết quả sơ bộ thử nghiệm nhằm kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi tại ĐBSCL”. Báo cáo kết luận, các yếu tố môi trường là nguy cao làm bùng phát dịch hoại tử gan tụy cấp, cụ thể độ pH cao (>8.0), nhiệt độ trên 350C, độ mặn trên 35ppt, ôxy hòa tan dưới 3ppm, Redox dưới 100 mv, nồng độ hydro sulfure, nitric và COD cao ….

TS Hảo đã đưa ra những khuyến nghị rất thiết thực cho người nuôi trong phòng chống bệnh cho tôm. Trong đó, một số điều kiện cơ bản nhất cần chuẩn bị trước khi bắt đầu thả tôm giống cho vụ nuôi mới bao gồm: có ao lắng xử lý nước; cạo lớp đất đáy ao 10-15cm sau đó phơi đáy ao it nhất 2-3 tuần; cấp nước và xử lý nước theo yêu cầu diệt khuẩn và virus; bón khoáng chất và dinh dưỡng phát triển hệ vi sinh vật tự dưỡng (3 ngày/lần); kích thích phát triển tảo khuê và tảo lục, đồng thời khống chế sự phát triển của tảo lam; duy trì độ kiềm trên 100ppm, khoáng đa lượng và vi lượng 1ppm.

Ông đề nghị người nuôi lựa chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín về chất lượng, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm bằng thử sốc formol, đánh giá ngoại hình về màu sắc, độ đồng đều, hành vi bơi lội, tỷ lệ cơ/ruột đốt bụng, không phát sáng trong quá trình ương... xét nghiệm các mầm bệnh cần thiết và chú ý mật độ thả phải phù hợp với sức chứa của ao. Ngoài ra, cần chú trọng cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi; quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, đặc biệt trong tháng nuôi đầu tiên. Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, đảm bảo cho tôm ăn đủ, nhằm giảm chi phí, hạn chế tảo nở hoa làm bùng phát dịch bệnh và biến động độ pH và ôxy. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm để xử lý thích hợp và kịp thời khi có sự cố.

Tiếp thị thủy sản quốc tế và bất cập trong xuất khẩu cá tra

Một số báo cáo về chủ đề thương mại và tiếp thị thủy sản đã được trình bày tại APA13, trong đó báo cáo về xây dựng, tiếp thị và khai thác giá trị thương hiệu sản phẩm do TS David Hughes, Đại học Imperial College London, trình bày rất sinh động. Ông cho rằng, thương hiệu có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng đồng thời nó cũng phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trước người tiêu dùng. Ngày nay, các thương hiệu bán lẻ của những sản phẩm chế biến GTGT, tiện lợi cho người tiêu dùng có xu hướng phổ biến và tăng nhanh. Chủ nhân của những thương hiệu mạnh chính là người biết cách lấy thủy sản làm nguyên liệu để tăng thêm đáng kể nhất giá trị thương mại. Các sản phẩm thủy sản chế biến GTGT luôn tạo nên mối thiện cảm ở người tiêu dùng mạnh hơn so với các sản phẩm thô. Với cá tra Việt Nam, ông gợi ý cụ thể: Liệu có thể thay tên buôn bán trên thị trường quốc tế Pangasiuscủa cá tra bằng một số tên khác cho thân thiện hơn với người tiêu dùng được không?

TS Donald Lightner thảo luận trong buổi báo cáo

Liên quan đến vấn đề thương mại cá tra, bài trình bày của PGS.TS> Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cá tra Việt Nam và tầm quan trọng của con cá này về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nêu lên những bất cập lớn ngành này đang phải đối mặt, đó là: XK sang thị trường EU đã sụt giảm mạnh trong vài năm gần đây; một khối lượng lớn cá tra do các tổ chức thương mại XK do vậy không có sự minh bạch về chất lượng và giá cả; một khối lượng lớn sản phẩm đang bị đầu cơ tích trữ tại châu Âu; lợi nhuận thu được của các nhà XK giảm xuống mức thấp; uy tín sản phẩm bị ảnh hưởng tiêu cực; và lợi ích của người nuôi và nhà chế biến chưa hài hòa.

TS Nguyễn Hữu Dũng trình bày báo cáo

Để khắc phục sự sa sút của cá tra trên thị trường EU, theo ông Dũng, Việt Nam cần thực hiện đồng thời một số chương trình, với sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức quốc tế và trong nước, đồng thời có sự tham gia quản lý giám sát của nhà nước.

Hội nghị APA13 thật sự là một sự kiện lớn đóng góp tích cực cho sự phát triển NTTS của Việt Nam và khu vực.

Thái Phương

    Tìm kiếm