Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Bột lá dương xỉ tăng cường các đáp ứng miễn dịch trên cá chép

Bột lá dương xỉ tăng cường các đáp ứng miễn dịch trên cá chép

Trang chủ Tin Tức Bột lá dương xỉ tăng cường các đáp ứng miễn dịch trên cá chép
Bột lá dương xỉ tăng cường các đáp ứng miễn dịch trên cá chép
18/11/2020
35 Lượt xem

Chia sẻ với:

Bột lá dương xỉ tăng cường các đáp ứng miễn dịch trên cá chép

Chỉ cần 1-2% chiết xuất lá dương xỉ vào thức ăn cũng đã đủ để cải thiện vượt trội hệ miễn dịch của cá.

Cá chép là loài cá nước ngọt được nuôi rộng rãi, đóng góp 7,7% tổng sản lượng cá có vây trên toàn thế giới. Để đạt được sự bền vững, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thì nghề nuôi cá chép đang dần chuyển sang hệ thống thâm canh. Tuy nhiên việc tăng cường các mô hình nuôi thâm canh này lại có thể gây ra tình trạng căng thẳng và chậm phát triển của cá. Quá trình chuyển đổi này cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch, dễ gây ra những bệnh truyền nhiễm, gây hại về tài chính cho người nuôi.

Mặc khác, việc sử dụng kháng sinh để kiểm soát dịch bệnh dường như không bền vững vì sự trị liệu này rất dễ gây suy giảm miễn dịch và tích tụ trong cơ thể vật nuôi, làm mất an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Việc lạm dụng hóa chất kháng sinh cũng có thể làm xuất hiện các mầm bệnh kháng thuốc. Hiện tại, phương pháp sử dụng các chiết xuất thảo dược là những giải pháp thay thế đầy hứa hẹn, mà lại còn thân thiện với môi trường, tạo được một hệ thống nuôi cá chép bền vững, góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của cá. Hơn nữa, những chiết xuất thảo dược cũng sẽ giúp cá dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn, tiết kiệm chi phí và an toàn hơn đối với môi trường. 

Với các thành phần tự nhiên có nhiều hoạt tính sinh học giúp kích thích tăng trưởng và chống oxy hóa. Các chuyên gia cũng xác nhận rằng việc sử dụng chiết xuất thảo dược có thể thúc đẩy tình trạng sức khỏe ở cá, bằng cách kích thích các thành phần miễn dịch bao gồm các tế bào, da-niêm mạc, các gen liên quan đến miễn dịch, tiết cytokine, thúc đẩy khả năng kháng bệnh trên nhiều loài cá khác nhau. Cộng thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn, tăng cường hoạt động của các enzym tiêu hóa, cung cấp các vitamin và khoáng chất cho động vật hoặc bằng cách cung cấp chất nền có lợi cho đường ruột của hệ vi sinh vật hoạt động một cách khỏe mạnh.

Cây dương xỉ thể hiện một loạt tác dụng y học về kháng khuẩn, kháng nấm, chữa lành vết thương, chống viêm, chống oxy hóa. Từ xưa nhiều thầy thuốc đông y cũng như tây y đã chứng minh lá dương xỉ có chứa nhiều hoạt chất tốt giúp kháng bệnh và cải thiện miễn dịch. Và nghiên cứu này tìm hiểu về khả năng nâng cao các hoạt động miễn dịch, hiệu suất kháng khuẩn và thúc đẩy sự tăng trưởng ở cá chép.

Các chiết xuất dương xỉ có thể thúc đẩy tăng trưởng do sự hiện diện của các hoạt tính sinh học. Phenolic, flavonoid…còn có thể kích thích tuyến tụy cá sản xuất enzyme, cải thiện quá trình hấp thu dinh dưỡng cho cá. Hơn nửa trong lá dương xỉ còn có chứa các hợp chất đường như polysaccharide có đặc tính tiền sinh học, cải thiện hệ vi sinh vật của môi trường. Các đặc tính kháng khuẩn sẽ thúc đẩy sự khỏe mạnh của niêm mạc ruột, bảo tồn các chất dinh dưỡng trong thức ăn. FCR cũng thấp nhờ bổ sung chiết xuất này. Một ưu điểm khác là chỉ cần 1-2% chiết xuất lá dương xỉ vào thức ăn cũng đủ để cải thiện miễn dịch cá.

Nhiều tác động rõ ràng đã được tìm thấy với khả năng miễn dịch thể dịch trên niêm mạc cá chép. Tổng hàm lượng protein huyết thanh được xem là một chỉ số để đánh giá sức khỏe, tình trạng căng thẳng cũng như tình trạng dinh dưỡng của cá. Và chỉ số này ở cá chép khi được bổ sung thêm chiết xuất lá dương xỉ đã tăng cao. Miễn dịch thể dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của cá, thuộc về các mô bạch huyết và có liên quan đến da. Nếu tuyến đầu tiên này hoạt động mạnh mẽ thì sẽ đẩy lùi được mầm bệnh khi mới vừa xâm nhập. Lysozyme thường được tổng hợp bởi các đại thực bào, kích thích hệ thống bổ thể và quá trình thực bào để tiêu diệt các vi khuẩn gram âm. Và lượng lysozyme ngày một được cải thiện hơn khi có bổ sung thêm tinh dầu lá dương xỉ vào trong thức ăn. Tuy vậy, nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện rất phù hợp với sự phát triển của cá chép, cho nên khi nuôi ngoài môi trường sẽ có những tác động bất ngờ, có thể làm ảnh hưởng xấu đến hoạt tính của chiết xuất.

Tìm kiếm