Tiếng ồn và những tác hại khó lường
Một nghiên cứu của ĐH Exeter và Bristol cho thấy âm thanh từ động cơ thuyền máy có thể làm ảnh hưởng các đàn cá sống ở những rạn san hô, nhất là làm thay đổi hành vi của các cặp cá cha mẹ khi chăm sóc và nuôi dưỡng đàn con. Điều này làm cho đàn con không được bảo vệ trước động vật săn mồi. Ngoài ra, tiếng ồn còn khiến nhiều loài cá phải rời khỏi nơi ở ồn ào làm giảm khả năng tìm thấy "bạn tình". Điển hình, số lượng của các động vật có vú dưới nước đã suy giảm đáng kể trong những khu vực có tàu thuyền hoạt động ồn ào.
Theo nghiên cứu mới cho thấy số lượng sinh sản của cá rạn san hô nhiều hơn khi tiếng ồn từ động cơ của tàu thuyền được giảm thiểu. Áp dụng phương án “Hạn chế giao thông” lên ba rạn san hô trong suốt mùa sinh sản và cắt giảm số lượng tàu bè qua lại và giảm tốc độ di chuyển của chúng trong vòng 100m. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi quá trình sinh sản của loài cá có tên là spiny chromis (Acanthochromis polyacanthus) - và phát hiện ra 65% tổ trên các rạn san hô yên tĩnh hơn vẫn còn con cái vào cuối mùa, so với 40% trên các rạn san hô có thuyền máy tấp nập.
Con cái ở những rạn san hô này cũng lớn hơn và ổ của chúng cũng chứa nhiều con hơn vào cuối mùa sinh sản. Các cuộc thử nghiệm trong bể cá trên cùng một loài cho thấy tiếng ồn làm gián đoạn các hành vi quan trọng của cha mẹ - bao gồm cả việc "quạt" trứng bằng vây của chúng để đảm bảo cung cấp oxy
Giải quyết thách thức tiếng ồn
Với việc các rạn san hô trên toàn thế giới đang đối mặt với nhiều mối đe dọa, kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học cung cấp giải pháp để giúp đỡ các quần thể san hô đang gặp khó khăn. Việc đơn giản là chỉ cần giảm thiểu tiếng ồn của tàu thuyền tại cái rạn san hô sẽ cung cấp sự yên tĩnh cần thiết cho việc sinh sản của cá trở nên hiệu quả hơn. Di chuyển các kênh chèo thuyền ra xa bãi đá ngầm hơn, lái chậm khi đến gần các bãi đá ngầm và tránh neo đậu bên cạnh các bãi đá ngầm.
Đây là ba việc đơn giản mà bất kỳ người lái thuyền nào cũng có thể thực hiện được. Những giải pháp này phụ thuộc vào người dân địa phương để bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương
Trước đây chưa ai thử làm một thí nghiệm thực địa như thế này. Các nhà nghiên cứu theo dõi sáu rạn san hô (ba rạn san hô có sự giảm thiểu giao thông và ba rạn san hô còn lại vẫn duy trì như thường) trong suốt mùa hè, mùa sinh sản, bơi lội mỗi ngày dọc theo từng rạn san hô để theo dõi sự sống sót của 86 cá thể bố mẹ trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
Trong số 46 tổ được quan sát trên các rạn san hô nơi có sự điều chỉnh giao thông, 30 tổ vẫn còn con non vào cuối mùa sinh sản. Trên các rạn san hô không có sự điều chỉnh, chỉ 16 trong số 40 còn con non. Vì loài spiny chromis ẩn trứng của chúng trong hang ở rạn san hô, tổ của chúng rất khó tìm trước khi có sự xuất hiện của con non, vì vậy chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu song song trong bể cá để nghiên cứu phôi chưa phát triển.
Trong nghiên cứu này, một số cá bố mẹ và trứng của spinychromis được giữ lại bằng cách mô phỏng lại âm thanh rạn san hô tự nhiên và những cá thể khác sẽ chịu tác động của việc phát lại tiếng ồn của thuyền không liên tục qua loa. Việc phát lại tiếng ồn của thuyền bị gián đoạn khi quạt, nhưng với âm thanh tự nhiên, việc quạt vẫn được diễn ra liên tục.