Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Cải tiến kỹ thuật chế biến cá

Cải tiến kỹ thuật chế biến cá

Trang chủ Tin Tức Cải tiến kỹ thuật chế biến cá
Cải tiến kỹ thuật chế biến cá
27/09/2022
54 Lượt xem

Chia sẻ với:

Cải tiến kỹ thuật chế biến cá

Theo một nghiên cứu mới, ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản Brazil cần phải khẩn cấp cải tiến các phương pháp dùng để giết mổ cá.

Tiến hành cuộc khảo sát 

Tác giả của nghiên cứu này giải thích rằng, giết mổ được coi là một vấn đề quan trọng tác động đến phúc lợi của cá. Đối với một phương pháp giết mổ được coi là nhân đạo, hiệu quả gây mê kéo dài cho đến khi chết, giống như giảm đau trong tất cả các quy trình là một điều cần thiết. Mục tiêu của họ là điều tra các kỹ thuật giết mổ cá hiện tại ở Brazil 

Brazil đã sản xuất gần 800.000 tấn cá nuôi - chủ yếu là cá rô phi vào năm 2019, quốc gia này được nhiều người đánh giá là có tiềm năng rất lớn để tăng sản lượng nuôi trồng do có quy mô lớn và sở hữu nguồn nước ngọt phong phú. Tuy nhiên, cần phải làm điều gì đó để gia tăng phúc lợi của cá - đặc biệt là ở khâu giết mổ.  

 

Sự gia tăng quy mô của ngành dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, việc không có các quy định về vấn đề nhân đạo trong giết mổ cá dường như liên quan đến việc thiếu các quy trình gây mê tiêu chuẩn đối với nhiều loài. Dữ liệu về các phương pháp giết mổ không thể được tìm thấy trong tài liệu. Mục tiêu của công việc này là nghiên cứu các phương pháp gây choáng và cho cá nuôi ở các công ty Brazil, nhằm hỗ trợ cải thiện phúc lợi cho loài cá. 

Số liệu thu thập được 

Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã gửi bảng câu hỏi đến 324 trang trại cá và 320 cơ sở chế biến cá. Trong số 62 công ty trả lời khảo sát, 39 (chín cơ sở giết mổ và 30 trang trại cá) phù hợp với tiêu chí - giết mổ tổng cộng 114.356 tấn cá mỗi năm và phát hiện ra rằng ướp lạnh trực tiếp là phương pháp gây choáng được sử dụng phổ biến nhất (82%), tiếp theo là nhiễm điện cực (18%). Các kỹ thuật giết mổ bao gồm tẩy trắng (38.5%) và chặt đầu (2.5%). Các công ty còn lại không có hành động bổ sung nào sau khi gây choáng cho cá, cho thấy cá chết do ngạt thở hoặc do được xử lý các bước bổ sung thêm.  

Phương pháp làm ngạt thở và ướp lạnh sống không được coi là nhân đạo, vì động vật vẫn còn ý thức và sẽ cảm thấy đau đớn. Kết quả cho thấy hầu hết các cơ sở không thực hiện giết mổ nhân đạo, nên bật nhu cầu cấp thiết về phát triển và thực thi các giám sát thường xuyên và quy chuẩn đối với vấn đề nhân đạo trong quy trình giết mổ. 

 

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét đến việc ngừng cho cá ăn trước khi giết mổ, thường được sử dụng để giảm hoạt động trao đổi chất, do đó làm giảm mức độ NH3 và CO2 trong nước trong quá trình vận chuyển. Họ phát hiện ra rằng 29 trong số 39 công ty đã tuyên bố áp dụng phương pháp này trước khi giết mổ, dao động trong khoảng 10 đến 48 tiếng đồng hồ, với thời gian trung bình là 24 giờ lâu hơn nhiều so với lượng giờ cần thiết (13 giờ) để làm rỗng hệ thống dạ dày của loài cá. Các nhà khoa học cho biết, hậu quả của việc nhịn ăn kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, xảy ra tình trạng ăn thịt đồng loại gây xói mòn vây lưng, giảm sút cân nặng ảnh hưởng đến chất lượng cá. Do đó, thời gian nhịn ăn trước khi giết mổ sẽ tác động tiêu cực đến phúc lợi của cá theo cách phức tạp hơn nhiều so với việc hạn chế lượng thức ăn cho chúng. 

Bước giải quyết tiếp theo 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nghiên cứu về phúc lợi và các quy định đối với cá liên tiếp bị tụt hậu so với các quy định đối với động vật có vú và chim được nuôi, đặc biệt là rất ít thông tin liên quan đến các hoạt động giết mổ này, gây khó khăn cho việc điều tra. 

 
Trên thực tế, tình hình được báo cáo ở Brazil có thể xảy ra tương tự ở nhiều quốc gia, điều này làm tăng thêm tính cấp thiết về vấn đề này trên toàn thế giới. Do đó, họ hy vọng rằng nghiên cứu trên sẽ giúp thúc đẩy các cuộc khảo sát được diễn ra và tăng cường các hành động quản lý, bằng cách chỉ ra mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến phúc lợi trong quá trình sống của cá trước khi chúng được sử dụng làm thức ăn cho người. 
Tìm kiếm