Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Chân đạp bùn “săn” vẹm nơi cửa biển

Chân đạp bùn “săn” vẹm nơi cửa biển

Trang chủ Tin Tức Chân đạp bùn “săn” vẹm nơi cửa biển
Chân đạp bùn “săn” vẹm nơi cửa biển
20/12/2020
36 Lượt xem

Chia sẻ với:

Chân đạp bùn “săn” vẹm nơi cửa biển

Không cần dụng cụ đánh bắt, họ khéo léo dùng chân đạp xuống bùn để săn tìm thứ đặc sản béo ngậy thơm ngon vùng cửa biển. Đó là cách người dân vùng ven biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) bắt vẹm nước lợ.

Quéo - là tên địa phương mà người dân ven biển xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) thường gọi đối với loài vẹm nước lợ. Khi thủy triều xuống, người dân nơi đây thường đi dọc ven các cánh đồng nước lợ để săn tìm loài đặc sản nấu canh ngon nức tiếng này.

Việc đánh bắt loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ đặc sản này cũng khá đơn giản. Họ chủ yếu dùng hai chân dẫm đạp lên các lớp bùn để tìm. Sau đó dùng tay móc chúng dưới lớp bùn lầy rồi vứt lên bờ để thu hoạch.

Khác với loài vẹm xanh thường sống bám vào các vách đá, rạn san hô. Loài vẹm nước lợ ven rừng ngập mặn này thường theo con nước rồi sinh sống tại các đầm nuôi tôm, cá. Sau đó chúng sinh sản rồi sống bám vào những lớp bùn rêu, rau câu có sẵn trong đầm, ao.

Do sinh sống dưới tầng đáy của ao, đầm nên việc săn bắt cùng rất dễ. Tuy nhiên, để có được con vẹm nước lợ hoàn chỉnh phải tốn rất nhiều công cọ rửa, bóc tách. Vẹm sau khi được lấy lên từ bùn lầy sẽ được thau rửa cặn bùn rồi bóc sạch rêu bám trên bề mặt.

Bà Đặng Thị Ngà (64 tuổi, xã Đa Lộc) cho biết: “Bắt vẹm nước lợ rất đơn giản, nhưng công bóc tách rồi làm vệ sinh thì vô cùng vất vả. Thông thường, mỗi buổi cũng chỉ bắt được khoảng 7 - 10kg vẹm. Đây là loài có hình thù rất giống với vẹm xanh, nhưng chất lượng thịt thì ngon hơn cả ngao biển, nấu canh rất ngọt và thơm, béo”.

Nhìn bằng mắt thường có thể thấy hình dáng rất giống loài vẹm xanh sống bám các rạn san hô. Tuy nhiên, vẹm nước lợ ở đầm, ao nước lợ lại có màu vàng óng, hai vỏ dày và dài. Người dân nơi đây vẫn thường hay gọi loài nhuyễn thể này là con Quéo.

Theo chia sẻ từ những người đi bắt, đây là loài vẹm nước lợ có tốc độ sinh trưởng rất chậm, gần một năm mới có thể thu hoạch được. Chính vì vậy, trên thị trường gần như rất ít khi thấy bán loài nhuyễn thể đặc sản này. Mỗi vụ, người dân nơi đây thường đánh bắt về rồi chia cho con cháu, họ hàng ăn thưởng thức.

Cách chế biến thứ đặc sản này cũng khá đơn giản không khác với chế biến loài ngao biển. Sau khi được đánh bắt, rửa sạch, vẹm sẽ được ngâm chừng 30 phút đến 1 giờ để hết cặn bùn rồi dùng để nấu canh. Đối với người dân ven biển Đa Lộc, đây được xem như một thứ đặc sản mà mỗi người không thể nào quên được hương vị của nó.

 
 
Tìm kiếm