Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Chất kích thích miễn dịch cho tôm thẻ là gì?

Chất kích thích miễn dịch cho tôm thẻ là gì?

Trang chủ Tin Tức Chất kích thích miễn dịch cho tôm thẻ là gì?
Chất kích thích miễn dịch cho tôm thẻ là gì?
29/03/2023
62 Lượt xem

Chia sẻ với:

Chất kích thích miễn dịch cho tôm thẻ là gì?

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể tôm nhằm chống lại các mầm bệnh và độc tố, bảo vệ tôm không bị mắc bệnh.

Chất kích thích miễn dịch được bổ sung nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm thẻ ở trạng thái phòng thủ, sẵn sàng chống lại tác nhân gây hại bất cứ lúc nào. Những chất này sẽ kích hoạt các phản ứng từ hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Cải thiện chức năng của các tế bào thực bào, phát triển hàng rào vật lý. 

Vì tôm thẻ không có chức năng ghi nhớ, nên cách tốt nhất để tăng cường miễn dịch là và tạo môi trường nuôi lý tưởng (không có yếu tố gây stress). Để bù đắp sự khiếm khuyết về ghi nhớ miễn dịch, một số chất có tác dụng kích thích miễn dịch giúp cho cơ thể tôm sẵn sàng chống lại mầm bệnh. 

Tỏi 

Bên cạnh công dụng như một loại gia vị, tỏi còn được biết đến là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh. Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, trong đó quan trọng nhất là Allicin. Allicin là một chiết xuất sẽ tiết ra khi đập dập tỏi với phổ kháng khuẩn rộng, ức chế một số quá trình tổng hợp của vi khuẩn, từ đó kìm hãm hoạt động hay tiêu diệt luôn các vi khuẩn gây bệnh.  

Đặc biệt, khi bổ sung tỏi thì sẽ tăng cường các phản ứng miễn dịch của tôm, giúp tôm “lướt bệnh” một cách dễ dàng. Cụ thể, tỏi sẽ làm gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào hạt, từ đó tăng cường hoạt động thực bào trong một khoảng thời gian dài hơn, bảo vệ tôm thẻ chống lại mầm bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng làm gia tăng protein huyết tương, giúp tôm phòng vệ tốt hơn trong điều kiện ao nuôi.

 

Nếu dùng tỏi tự chế biến thì tỏi phải được xay nhuyễn, trộn cho tôm ăn ngay với liều 3-5g tỏi/kg thức ăn, dùng vào cữ ăn cuối cùng trong ngày. Nếu dùng tỏi thành phẩm phải dùng các sản phẩm tinh dầu tỏi chiết xuất từ tỏi tươi sẽ hiệu quả hơn thay vì bột tỏi. 

Vitamin C, E 

Vitamin C là chất chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch mạnh mẽ cho tôm nhưng khả năng tổng hợp vitamin C của tôm thì rất hạn chế. Vitamin C sẽ kích thích hoạt động diệt khuẩn trong huyết thanh, hoạt động thực bào, và hoạt động của lysozyme, miễn dịch cả với tôm bố mẹ và ấu trùng. Vitamin C ngăn chặn vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô. Cho phép hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn bằng cách cung cấp chất chống lại và bảo vệ sự tổn thương oxy hóa các gốc tự do sinh ra trong hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, còn hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu. 

Vitamin E làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. 

Probiotic (vi khuẩn có lợi) 

Đây là dạng những vi sinh vật sống có lợi, có tác dụng biến đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi. Với phương pháp sinh học, chúng sẽ tiết các chất dạng kháng sinh tự nhiên. Như lactoferrin với bản chất là một protein hoạt hóa, Lysozyme tăng cường hoạt động tự nhiên.  

Tôm cá sẽ xem các probiotics này là mầm bệnh và truyền tín hiệu đồng loạt để tất cả các thành phần của hệ miễn dịch ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Và khi mầm bệnh thật sự xâm nhập, hệ miễn dịch vốn đã được kích hoạt sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ hơn.

 

Prebiotic

Prebiotics được xem như nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi sinh trưởng và gia tăng mật độ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa tôm, giúp làm giảm độ pH của ruột. Hoạt động điều hòa miễn dịch của prebiotic được thực hiện thông qua tương tác trực tiếp với hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, hoặc bằng cách tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh vật phối hợp . 

Beta-Glucan kích thích quá trình sản sinh các peptide kháng khuẩn giúp tôm thẻ tăng khả năng kháng khuẩn. Bên cạnh đó, Beta-Glucan cũng kích thích quá trình melanin hóa và gia tăng quá trình thực bào. Trong quá trình thực bào, những chất oxi hóa mạnh được sinh ra, có vai trò tiêu diệt vi khuẩn.  

Mannan Oligosaccharides (MOS)  tăng cường sản xuất chất nhầy, là lớp màng sinh học cải thiện tính toàn vẹn của biểu mô ruột, khiến vi khuẩn khó xâm nhập vào niêm mạc. Vi khuẩn gram âm có thể liên kết với vi hạt trong MOS và được đào thải ra khỏi ruột cùng với phân, tăng số lượng vi khuẩn gram dương có lợi. Có khả năng liên kết và bất hoạt độc tố nấm mốc. Từ đó điều chỉnh quần thể vi sinh vật đường ruột.  

Acid hữu cơ 

Acid hữu cơ là hợp chất hóa học có chứa nhóm cacboxyl, sản xuất thông qua các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn ở những điều kiện khác nhau, hoặc có thể được hình thành trong ruột già của người và động vật nhờ cộng đồng vi sinh vật kỵ khí.  

Các acid hữu cơ này khi vào đường ruột sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và ngăn chặn sự sống của các vi sinh vật có hại. Như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột. Từ đó, gián tiếp kích thích hoạt động trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tôm thẻ, nhất là đối với các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio.  

Nucleotide

 
Cải thiện hệ miễn dịch được cho là một trong những chức năng sinh lý nổi bật của nucleotide. Tác động của nucleotide lên hệ miễn dịch bao gồm cải thiện khả năng thực bào của bạch cầu không hạt,  tăng sức đề kháng, cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vacxin và khả năng điều hòa thẩm thấu, đẩy mạnh sản xuất protein miễn dịch, điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, tăng cường khả năng tự thải độc của các tế bào miễn dịch. Sự cải thiện hệ miễn dịch có hiệu quả rõ ràng khi tôm chống stress mạnh mẽ khi có dịch bệnh hoặc thay đổi khí hậu. 
Tìm kiếm