Giới thiệu chi tiết cấu tạo tôm thẻ chân trắng bao gồm: Hình thái bên ngoài, 20 phụ bộ tôm thẻ, cơ quan tiêu hóa, dây thần kinh, đặc điểm giới tính.
Hình thái bên ngoài
Tổng quan hình thái bên ngoài
Tôm thẻ chân trắng toàn thân được bao bọc bởi lớp vỏ chitin, cấu tạo chia thành 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng.
- Phần đầu ngực của tôm thẻ chân trắng gồm các bộ phận:
- Mắt dạng tổ ong, thường gọi là mắt kép.
- Trên mắt là chủy, trên đó gai chủy
- Tuyến Anten
- Chân ngực
- Chân hàm
- Phần bụng kéo dài xuống là 7 đốt thân, trong đó:
- 5 đốt đầu, mỗi đốt mang 1 cặp chân bụng
- Đốt thứ 6 không có chân bụng
- Đốt thứ 7 biến thành đốt đuôi (telson) kết hợp với đuôi quạt (còn gọi là cặp chân đuôi).
Trong những bộ phận trên, có 20 bộ phận được gọi là phụ bộ của tôm thẻ chân trắng.
Chi tiết phụ bộ
Quan sát cấu tạo tôm thẻ chân trắng từ đuôi tôm lên đầu ngực, ghi nhận 20 phụ bộ như sau:
- Đuôi tôm gồm 2 phụ bộ là đốt đuôi và đuôi quạt dùng để bơi và hỗ trợ búng nhảy, trong đó đuôi quạt giống mái chèo đẩy tôm di chuyển.
- 5 cặp chân bụng ứng với 5 đốt thân, đốt thứ 6 và đốt đuôi không có chân bụng. Dùng để bơi, tôm đực thành thục còn dùng chân bụng chuyển túi tinh sang tôm cái để tiến hành thụ tinh.
- 5 cặp chân ngực để di chuyển dưới nền đáy. Chân ngực dài hơn chân bụng nhưng mỏng manh hơn.
- 5 cặp chân hàm
- 3 cặp chân hàm lớn: Giữ mồi, ăn mồi
- 2 cặp chân hàm nhỏ: mềm, ngoài tác dụng lấy thức ăn thì còn lược nước vào trong mang.
- 1 hàm dưới bao gồm răng, nằm sâu bên trong dùng để nghiền thức ăn.
- 2 tuyến anten có chức năng khứu giác và giữ thăng bằng. Ngoài ra, tuyến anten đóng vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
Cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của tôm bao gồm
- Dạ dày tôm dùng để chứa và nghiền thức ăn
- Gan tụy: Gan tụy tôm nằm ở phần sau của ngực và ở phần bụng trước tim, có màu nâu vàng, theo cặp và sau gan là đường ruột. Gan tụy tôm có chức năng hấp thụ và dự trữ các chất dinh dưỡng
- Đường ruột: Nằm dưới gan tụy kéo dài xuống đuôi tôm, là nơi tôm tiêu hóa thức ăn.
- Hậu môn: nằm cuối đường ruột là hậu môn
Dây thần kinh
Dây thần kinh là đường màu xanh chạy dọc theo chiều dài thân tôm dùng để dẫn truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận bên dưới
Đặc điểm giới tính
Dựa vào các đặc điểm bên dưới để phân biệt tôm thẻ chân trắng đực và cái khi tôm thẻ thành thục sinh dục
- Tôm thẻ chân trắng cái: Quan sát cặp chân ngực thứ 4 – 5, ở giữa có 1 cơ quan như nắp đậy gọi là Thelycum là dạng mở để nhận túi tih từ con đực.
- Tôm thẻ chân trắng đực: Quan sát 2 cặp chân bụng đầu tiên, khi thành thục sinh dục sẽ mang được gọi là Petasma.