Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Cua xanh “ái đực, ái cái” siêu kỳ dị và quý hiếm

Cua xanh “ái đực, ái cái” siêu kỳ dị và quý hiếm

Trang chủ Tin Tức Cua xanh “ái đực, ái cái” siêu kỳ dị và quý hiếm
Cua xanh “ái đực, ái cái” siêu kỳ dị và quý hiếm
04/06/2021
49 Lượt xem

Chia sẻ với:

Cua xanh “ái đực, ái cái” siêu kỳ dị và quý hiếm

Bảo tàng khoa học tại Maryland (Mỹ) vừa nhận một con cua xanh Chesapeake quý hiếm với đặc điểm giới tính kỳ dị: nửa đực, nửa cái.

Cá thể cua này ước tính khoảng 3 năm tuổi và bilateral gynandromorph, mắc phải tình trạng cực kỳ hiếm gặp được gọi là lưỡng tính (bilateral gynandromorph).

Bình thường, cua xanh đực có đầu chân bò màu xanh và yếm hình chữ T, cua cái có đầu chân bò màu đỏ đỏ và yếm hình hơi vuông. Trong khi đó, cá thể cua lưỡng tính được ghi nhận có cả đầu chân bò màu xanh và đỏ, nửa yếm hình vuông và nửa chữ T, được tách ra đối xứng hai bên.

Con cua lưỡng tính hai bên này được Jerry Smith - một thợ đánh bắt cua hơn bốn thập kỷ tặng cho Bảo tàng Khám phá Delmarva.

Tình trạng lưỡng tính (bilateral gynandromorph) biểu hiện bởi các tính trạng biểu hiện cho đặc điểm giới tính bị phân chia ở giữa, thường hiện tượng này phát sinh rất sớm trong quá trình phát triển của sinh vật, khi đang phân chia từ 8 đến 64 tế bào.

Con cua lưỡng tính này có thể do một bất thường khi phân chia tế bào xảy ra khi cua vẫn còn ở dạng trứng. Tại một số thời điểm, tế bào không phân chia các nhiễm sắc thể giới tính của nó theo kiểu điển hình, dẫn đến sự phân bố không đồng đều các đặc điểm sinh dục, từ màu sắc đến cơ quan sinh sản. Lưu ý, bilateral gynandromorph khác với “chứng lưỡng tính” - chỉ tác động đến cơ quan sinh dục.

Hiện tượng lưỡng tính (bilateral gynandromorph) không xảy ra ở động vật có vú, thường gặp ở tôm hùm, cua, rắn, bướm, ong, gà và các loài chim khác. Nguyên nhân có thể là do nhiệt độ nước hoặc nồng độ hormone bên trong tử cung của con mẹ.

Tìm kiếm