Ánh sáng được biết đến là yếu tố môi trường quan trọng trong các hệ thống nuôi thủy sản. Khi cường động ánh sáng có thể thay đổi lớn giữa các thời điểm trong ngày có thể dẫn ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi (như pH, nhiệt độ,…). Cường độ ánh sáng phù hợp góp phần cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự hình thành các sản phẩm hóa học phụ của quá trình sử dụng các chất khử trùng như clo (disinfection byproducts). Bên cạnh đó, cường độ ánh sáng cũng có tác động đáng kể đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của vật nuôi.
Cá Rô Phi được biết đến là loài cá nước ngọt được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Loài cá này còn được biết đến với khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của các yếu tố môi trường. Do các yếu tố kể trên nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Nông Nghiệp Nam Trung Quốc (SCAU) đã tiến hành thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên khả năng trao đổi chất của cá Rô Phi cũng như môi trường sống của chúng.
Phương pháp bố trí và tiến hành thí nghiệm
Nghiên cứu được tiến hành trong 15 ngày và bao gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 cường độ ánh sáng khác nhau (bao gồm 0lx,100lx và 500lx), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Chu kỳ chiếu sáng được áp dụng từ 12 giờ sáng đến 12 giờ tối. Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm được ghi nhận 3 ngày 1 lần. Mỗi nghiệm gồm 50 cá thể được nuôi trong bể 8m3. Chúng được cho ăn 2 lần trong ngày bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. Toàn bộ nghiệm thức được thay nước 35% cách 3 ngày 1 lần, nhiệt độ được duy trì dao động trong khoảng từ 25-28oC.
Kết quả của nghiên cứu
Sau 15 ngày tiến hành thí nghiệm, các chỉ tiêu môi trường như pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO) và NH3 được ghi nhận ở nghiệm thức 0lx và 100lx thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (500lx), trong khi nồng độ NO2 và tổng lân (TP hay total phosphorus) cao hơn so với nghiệm thức 500lx. Bên cạnh đó, số lượng vi khuẩn dị dưỡng, Vibrio và tổng số coliforms trong nước cao hơn nghiệm thức đối chứng lần lượt là 157,1%, 314,2% và 502,4%. Điều này chứng minh rằng vi khuẩn phát triển tốt ở cường độ ánh sáng thấp. (Ảnh).