Xem phần 1 để tìm hiểu tổng quan ngành thủy sản Singapore về điều kiện phát triển và tình hình nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Thách thức của ngành nuôi trồng thủy sản Singapore
Mặc dù nghiên cứu thủy sản đang phát triển mạnh và đóng một vai trò quan trọng ở Singapore, nhưng nuôi trồng thủy sản vẫn đang đối mặt với một số thách thức lớn.
Thứ nhất là nguồn bột cá chất lượng cao không đủ cung cấp cho vật nuôi và không có nguồn cung ổn định. Thường phải nhập khẩu từ các nước láng giềng, nhiều nhất là Trung Quốc
Thứ hai là hầu hết cá con được tạo ra bằng cách giao phối ngẫu nhiên, mà không có bất kỳ sự cải thiện di truyền nào. Đây là một điểm hạn chế việc mở rộng nuôi trồng thủy sản ở Singapore. Ngoài ra các trang trại ở Singapore đa số đều hoạt động đơn lẻ, do hộ gia đình quản lý. Cơ sở hạ tầng ở các trại này còn hạn chế và chỉ sản xuất được 20-600 tấn cá mỗi năm. Người nuôi chưa sẵn sàng đầu tư cho những công nghệ mới, vì họ sợ không thu hồi được vốn, nếu công nghệ đó không thành công.
Thứ 3 là hiện tượng tảo tàn và nguy cơ tràn dầu. Bởi vì Singapore là một trong những hải cảng thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới. Do đó rất nhiều vụ tràn dầu xảy ra, cộng thêm việc tảo nở hoa quá mức, dẫn đến một lượng lớn cá chết trên biển. Mặc dù nhiều nỗ lực đã được thực hiện, nhưng đến nay, vẫn chưa có cách hiệu quả để dự đoán thời gian và quy mô nở hoa của tảo.
Tổng kết lại thì vẫn có cách giải quyết được những thách thức trên. Ngành nuôi trồng thủy sản của Singapore rất có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp trên nền tảng các công nghệ cao hơn.
Hướng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản Singapore
Sự phát triển của nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào công nghệ mới và kiến thức về sinh học. Điều quan trọng là có cách thuyết phục người nuôi áp dụng những công nghệ mới này, bao gồm robot và AI. Đây cũng là cách để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Do Singapore là một quốc đảo nhỏ nên không thể tiến hành R&D trên tất cả các khía cạnh của nuôi trồng thủy sản, do đó có thể R&D tập trung vào các lĩnh vực sau:
Cải thiện di truyền và sinh sản cho cá
Nuôi trồng thủy sản Singapore cần chuyên môn kỹ thuật cao để khép kín vòng đời của các loài cá được sử dụng làm thực phẩm. Vì vậy phải có sự phối hợp để nghiên cứu về sinh học sinh sản ở các loài có giá trị cao. Cải thiện di truyền sẽ không bao giờ dừng lại, do đó nên thực hiện các chương trình chọn giống, cải thiện tăng trưởng, khả năng kháng bệnh và tăng lượng omega3 trong cơ thịt một số loài cá khác và cả tôm.
Phát triển công nghệ sản xuất giống
Các cơ sở sản xuất giống và thức ăn tươi sống ở Singapore phát triển rất tốt. Trên đà phát triển đó, các cơ sở này còn có thể cải thiện hơn nữa nếu tập trung vào việc khép kín vòng đời của các loài mới, cải thiện di truyền và phát triển thức ăn tươi sống cho các loài trên.